Bitcoin và tiền mã hóa: Đã đến lúc cần khung pháp lý rõ ràng
Tại sao cần quản lý tiền mã hóa?
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tấn Sơn, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Kế toán và Luật tại RMIT Việt Nam, Việt Nam vẫn chưa có một khung pháp lý rõ ràng về quản lý tiền mã hóa. Trong khi Ngân hàng Nhà nước cấm sử dụng tiền mã hóa để thanh toán, giao dịch và quyền sở hữu loại tiền này vẫn không được kiểm soát, tạo ra nguy cơ cho nhà đầu tư và thách thức cho cơ quan thực thi pháp luật.
Trong một phiên họp Quốc hội gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, dù thực tế có các giao dịch Bitcoin nhưng phần lớn lĩnh vực này vẫn chưa được quản lý. Việc thiếu quản lý làm gia tăng rủi ro như gian lận, thao túng thị trường và rửa tiền, khiến Việt Nam bỏ lỡ cơ hội khai thác tiềm năng đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế của blockchain.
Tiến sĩ Nguyễn Tấn Sơn cho rằng, một khung pháp lý được thiết kế tốt sẽ mở ra tiềm năng của blockchain trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo vệ hệ thống tài chính quốc gia. |
Dù vậy, Tiến sĩ Nguyễn Tấn Sơn cho rằng, việc quản lý không chỉ nên tập trung vào việc giảm thiểu rủi ro mà còn cần thúc đẩy đổi mới. Hướng tiếp cận quản lý cân bằng có thể biến tiền mã hóa thành động lực tăng trưởng, giúp Việt Nam trở thành trung tâm blockchain và thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số bền vững.
Bài học từ các quốc gia tiên phong
Tiến sĩ Nguyễn Tấn Sơn dẫn chứng một số quốc gia đã thực thi các chiến lược hiệu quả để quản lý tiền mã hóa.
Trong đó, Nhật Bản là một trong những quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này, đã công nhận Bitcoin là phương tiện thanh toán hợp pháp từ năm 2017. Các sàn giao dịch tiền mã hóa tại Nhật Bản phải đăng ký và tuân thủ những biện pháp chống rửa tiền (AML) và an ninh mạng nghiêm ngặt. Cách làm này không chỉ bảo vệ nhà đầu tư mà còn thúc đẩy đổi mới blockchain.
Tại Singapore, Luật Dịch vụ thanh toán bắt buộc các doanh nghiệp tiền mã hóa phải có giấy phép hoạt động và thực hiện các biện pháp chống rửa tiền nghiêm ngặt. Ngoài ra, môi trường thử nghiệm cô lập của Singapore cho phép các công ty khởi nghiệp blockchain thử nghiệm giải pháp sáng tạo trong một môi trường được giám sát, vừa đảm bảo an toàn vừa thúc đẩy sáng tạo.
Giao dịch Bitcoin và tiền điện tử đang ngày dần trở nên phổ biến tại Việt Nam song khuôn khổ pháp lý vẫn chưa theo kịp. |
Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu (EU) đã giới thiệu Luật về Các thị trường trong ngành tài sản tiền mã hóa (MiCA), tạo ra một khung pháp lý thống nhất để bảo vệ người tiêu dùng, tăng cường tính minh bạch và đảm bảo tính bền vững của thị trường giữa các quốc gia thành viên.
Trong khi đó, Hoa Kỳ sử dụng biện pháp phi tập trung, với việc các cơ quan Liên bang và Tiểu bang cùng chia sẻ trách nhiệm giám sát. Các cơ quan như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) và Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) thực thi tuân thủ nghiêm ngặt các quy định để bảo vệ nhà đầu tư và đảm bảo tính liêm chính của thị trường.
"Dẫn chứng trên chứng minh rằng quản lý tiền mã hóa không chỉ là kiểm soát rủi ro mà còn đặt nền tảng cho sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế", Tiến sĩ Nguyễn Tấn Sơn nói.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tấn Sơn, Việt Nam có thể tận dụng kinh nghiệm quốc tế để phát triển khung pháp lý rõ ràng cho tiền mã hóa. Bước đầu tiên là xác định tiền mã hóa như Bitcoin là tài sản hay chứng khoán, giúp làm sáng tỏ việc quản lý giao dịch và bảo vệ nhà đầu tư.
Tiếp đến yêu cầu các sàn giao dịch tiền mã hóa đăng ký và tuân thủ các quy định chống rửa tiền là điều hết sức quan trọng để đảm bảo tính minh bạch, an ninh tài chính và giảm thiểu các rủi ro như gian lận hoặc tài trợ tài chính bất hợp pháp. Việc triển khai mô hình thử nghiệm có thể tạo ra một môi trường hỗ trợ cho doanh nghiệp blockchain phát triển các giải pháp sáng tạo dưới sự giám sát của chính phủ.
Quan trọng nhất, Việt Nam phải cân bằng giữa việc bảo vệ nhà đầu tư với thúc đẩy đổi mới công nghệ. Một khung pháp lý được thiết kế tốt sẽ mở ra tiềm năng của blockchain trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo vệ hệ thống tài chính quốc gia.
Sẽ ngăn chặn rửa tiền, gian lận trốn thuế, tham nhũng qua Bitcoin và tiền ảo |
Quy định về tiền điện tử sẽ tiếp tục được xây dựng vào năm 2024 |
Bitcoin tăng 7%, đạt mức kỷ lục |
Phương Ngân
- Thu ngân sách nhà nước năm 2024 đạt hơn 2 triệu tỷ đồng, vượt 19% dự toán
- Bộ Tài chính cấp phép xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam cho 5 công ty
- TS. Nguyễn Trí Hiếu: Năm 2025, giá trị đồng USD sẽ tác động đến chính sách tiền tệ trong nước
- Các giao dịch trực tuyến có thể đóng thuế ở bất kỳ đâu với ứng dụng eTax Mobile
- Luật thuế thu nhập cá nhân cần phải sớm thay đổi tiêu chí giảm trừ gia cảnh
- BIC mở Chi nhánh Bắc Sơn phục vụ khách hàng Bắc Giang và Lạng Sơn
- Đề xuất sàn thương mại điện tử phải kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
- Tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các Bộ/ngành mới đạt 39,1%
- Quản lý tài chính công của Việt Nam đã cải thiện sự minh bạch
- Ngân hàng Trung ương Nga ngừng mua đô la Mỹ