Bắc Âu, Baltic thắt chặt an ninh tại các cơ sở năng lượng sau vụ nổ đường ống ở biển Baltic
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Hôm thứ Ba 10/10, Helsinki cho biết thiệt hại gây ra ở tuyến đường ống Baltic giữa Estonia và Phần Lan là do "hoạt động bên ngoài" và nguyên nhân đang được điều tra, gây lo ngại về an ninh năng lượng khu vực và đẩy giá khí đốt lên cao.
Giám đốc hoạt động Helge Blindheim tại quận cảnh sát phía Tây của Na Uy nói với nhật báo BA: “Chúng tôi đã tăng cường tập trung tuần tra phòng ngừa tại các cơ sở dầu khí trong khu vực của chúng tôi”.
Quận này có một cảng dầu, Mongstad, và hai nhà máy xử lý khí đốt, Kollsnes và Kaarstoe.
Cảnh sát Na Uy chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho các công trình trên đất liền như nhà máy xử lý khí đốt và bến dầu, trong khi quân đội chịu trách nhiệm về các giàn khoan và đường ống ngoài khơi.
Quân đội đã tăng cường tuần tra hải quân và đang nhận viện trợ từ các đồng minh NATO để bảo vệ giàn khoan ngoài khơi, sau vụ nổ trên đường ống dẫn khí đốt Nord Stream vào tháng 9 năm 2022.
Na Uy là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất châu Âu và là nhà khai thác dầu lớn nhất Tây Âu, xuất khẩu hơn 120 tỷ mét khối (bcm) khí đốt vào năm 2022, chủ yếu thông qua hệ thống khoảng 22 đường ống trải dài hơn 8.800 km (5.470 dặm).
Phần Lan cũng đã chỉ đạo các nhà khai thác năng lượng nâng cao ý thức đảm bảo an ninh sau sự cố ở Biển Baltic.
Giám đốc Janne Kankanen từ Cơ quan Cung ứng Khẩn cấp Quốc gia Phần Lan cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Tư 11/10: “Hôm qua (Thứ Ba), chúng tôi đã kêu gọi các công ty quan trọng đối với an ninh nguồn cung năng lượng nâng cao mức độ phòng bị của chính họ, đặc biệt là liên quan đến cơ sở hạ tầng quan trọng”.
"Hiện nay yêu cầu tất cả các nhà khai thác phải đặc biệt chú ý để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng."
Tương tự, Litva, nước láng giềng Estonia, đã nâng mức cảnh báo an ninh tại cảng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng Klaipeda, đường ống dẫn khí đốt và các tài sản năng lượng chiến lược khác sau khi đường ống dẫn khí đốt ở Baltic bị hư hại.
Yến Anh
Reuters
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh