Ấn Độ tăng cường tìm kiếm nguồn cung LNG từ Mỹ, UAE, Iraq và Ả Rập Xê-út
![]() |
![]() |
![]() |
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Ấn Độ đã tiếp cận với Iraq, Ả Rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Mỹ để đảm bảo có thể mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) với giá cả phải chăng. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nguồn cung LNG từ Gazprom của Nga đang bị cắt giảm, theo một báo cáo của tờ Mint.
Năm 2018, Gazprom Marketing and Trading Singapore (GMTS) - công ty con của Gazprom, đã ký thỏa thuận với Công ty Khí đốt Ấn Độ (GAIL) để cung cấp 2,5 triệu tấn LNG trong 20 năm. Nhưng kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine thì nguồn cung khí đốt từ GMTS đã ngày càng cạn kiệt dần.
Hiện tại, khí đốt chiếm 6,2% nhu cầu năng lượng của Ấn Độ. Chính phủ nước này đang có kế hoạch để tăng tỷ lệ này lên 15% vào năm 2030, theo Mint cho biết thêm.
Ấn Độ cũng phụ thuộc phần lớn vào các nguồn nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu dầu khí của mình. 85% nhu cầu dầu địa phương và 55% nhu cầu khí đốt địa phương ở Ấn Độ được đáp ứng bởi nguồn hàng nhập khẩu.
"Hiện tại, khí đốt sẵn có không phải là vấn đề, chỉ có điều là giá cả của chúng rất đắt đỏ. Ngày nay, khí đốt có sẵn ở khắp mọi nơi, bao gồm cả ở UAE và Mỹ. Chúng tôi đang cố gắng đàm phán để có được một thỏa thuận mua khí đốt với giá cả phải chăng. Chúng tôi đang xem xét hợp tác với Ả Rập Xê-út, Mỹ, UAE và Iraq", một quan chức Ấn Độ cho biết.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Ánh Ngọc
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng