Ả Rập Xê-út có thể mua khí đốt của Israel thông qua Ai Cập
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Ai Cập do Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi lãnh đạo có kế hoạch tăng đáng kể sản lượng khí đốt để đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng và chủ yếu là để tăng xuất khẩu. Ngoài các mỏ khí đốt khổng lồ ngoài khơi của mình, Ai Cập cũng nhập khẩu một lượng khí đốt đáng kể từ Israel.
Một trong những dự án trong kế hoạch này là hợp tác giữa Israel và Ai Cập để cung cấp khí đốt cho Ả Rập Xê-út - một cường quốc năng lượng, nhưng chủ yếu là dầu mỏ. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tầm nhìn của Thái tử Mohammed bin Salman, bao gồm việc thành lập thành phố đổi mới Neom và các dự án du lịch dọc theo bờ Biển Đỏ và vịnh Eilat, người dân Ả Rập cần một nguồn cung cấp điện quy mô lớn.
Dù động thái này vẫn còn sơ khai, sáng kiến mới cũng chứng tỏ sự tốt lên trong quan hệ kinh tế giữa Ai Cập và Israel.
Vào tháng 6/2022, EU, Ai Cập và Israel đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) nhằm thúc đẩy xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Israel sang châu Âu thông qua Ai Cập. Mặc dù việc triển khai Biên bản ghi nhớ này mới bắt đầu, nhưng sự tồn tại của nó và bối cảnh chính sách hiện tại thể hiện cam kết lâu dài của châu Âu đối với các nhà cung cấp khí đốt tự nhiên của mình và đảm bảo rằng những dự án thăm dò ngoài khơi mới của Israel và khu vực Đông Địa Trung Hải rộng lớn hơn sẽ tìm được thị trường khi chúng được đưa vào sản xuất.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Đỗ Khánh
- Nga chuyển hướng thành công hoạt động xuất khẩu dầu thô sang các nước “thân thiện”
- CEO ANZ: Khủng hoảng của ngành ngân hàng đe dọa thị trường tài chính toàn cầu
- EU lên kế hoạch ngăn chặn nhập khẩu LNG từ Nga
- Oman khai thác 29,7 triệu thùng dầu, condensate trong tháng 2
- Thủ tướng Nhật Bản: Nhật vẫn cần nguồn năng lượng của Nga
- Iraq tạm dừng xuất khẩu dầu thô phía bắc sau khi thắng kiện Thổ Nhĩ Kỳ
- Doanh thu xuất khẩu khí đốt từ Azerbaijan đến EU tăng gấp 4 lần
- Rosneft, CNPC thảo luận hợp tác song phương
- Sản lượng dầu khí Na Uy tháng 2 chưa đạt mục tiêu
- Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm gần 40% mức phục hồi nhu cầu dầu năm 2023