Từ bỏ khí đốt của Nga, nền kinh tế Đức mất luôn lợi thế cạnh tranh
![]() |
![]() |
![]() |
Phó Thủ tướng Robert Habeck trả lời các câu hỏi của các nghị sĩ trong phiên hỏi đáp tại Bundestag vào ngày 17 tháng 1 năm 2024 ở Berlin, Đức. |
Nền kinh tế hàng đầu của EU được hưởng lợi từ năng lượng giá rẻ của Nga trong hơn hai thập kỷ. Nước này phụ thuộc vào Nga 40% lượng khí đốt nhập khẩu trước năm 2022, và là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do nguồn cung giảm.
“Đức thực sự đang ở trong tình thế đặc biệt khó khăn. Không giống như các quốc gia khác mà chúng tôi cạnh tranh, nguồn cung cấp năng lượng của Đức phần lớn được xây dựng dựa trên sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Điều này đã mang lại cho chúng tôi lợi thế cạnh tranh trong quá khứ; nó đã mang lại rất nhiều lợi nhuận,” Phó thủ tướng nói tại cuộc họp Bundestag.
Berlin đã giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga vào năm 2022, bằng cách nhập khẩu LNG thông qua các nước láng giềng châu Âu và thúc đẩy dòng khí đốt từ Na Uy và Hà Lan. Tuy nhiên, các ước tính cho thấy nước này vẫn còn lâu mới có thể thay thế hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống của Nga bằng LNG.
Ông Habeck nói thêm: “Sau khi khí đốt của Nga không còn nữa, chúng tôi mất đi lợi thế cạnh tranh vì giá năng lượng ở Đức ngày càng cao” .
Cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài do thiếu hụt nguồn cung cấp khí đốt đã ảnh hưởng đáng kể đến ngành sản xuất của Đức. Giá nguyên liệu thô và năng lượng tăng vọt đã gây thiệt hại cho hầu hết các ngành công nghiệp của đất nước.
Ngoài ra, theo ông Habeck, lĩnh vực xuất khẩumà nền kinh tế Đức được hưởng lợi rất nhiều trong thời gian qua, đã không còn bùng nổ mạnh như trước.
Yến Anh
RT
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh