Trung Quốc quay cuồng trong các mục tiêu giảm phát thải

11:12 | 14/03/2024

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Trung Quốc đang thiếu các mục tiêu chính để giải quyết vấn đề phát thải làm khí hậu nóng lên, và các nhà phân tích cho biết uy tín của Bắc Kinh trong các cuộc đàm phán về khí hậu toàn cầu có thể gặp rủi ro trừ khi nước này tăng gấp đôi nỗ lực để trở lại đúng hướng.
Trung Quốc quay cuồng trong các mục tiêu giảm phát thải
Khu công nghiệp Jinjie ở Shenmu, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc ngày 20 tháng 11 năm 2023. Ảnh Reuters

Chính phủ Trung Quốc hiếm khi bỏ lỡ mục tiêu trong quá khứ. Các nhà phân tích cho biết, hiện nay, chủ yếu do lo ngại về an ninh năng lượng, nước này đã thể hiện rất ít ý chí chính trị trong việc giải quyết khoảng cách về lượng khí thải.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC), một cơ quan lập kế hoạch, tuần trước đã hứa sẽ “tăng gấp đôi nỗ lực bảo tồn năng lượng và giảm lượng carbon” trong năm nay sau khi “không đạt được kỳ vọng” vào năm 2023.

Các nhà phân tích cho biết họ đang chậm tiến độ so với mục tiêu cắt giảm cường độ độ năng lượng 13,5% và cường độ carbon 18% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2025.

Tỷ lệ cường độ - đo lường lượng năng lượng được tiêu thụ và lượng carbon dioxide thải ra trên một đơn vị tăng trưởng kinh tế - là một phần quan trọng trong cam kết của quốc gia này nhằm đưa lượng khí thải xuống mức thấp nhất trước năm 2030, và xuống mức 0 vào năm 2060.

Tuy nhiên, Ủy ban kế hoạch này đặt ra các mục tiêu cho năm 2024 vẫn chưa đạt được mức cần thiết. Đối với cường độ năng lượng, Ủy ban chỉ yêu cầu giảm 2,5%. Họ không đặt mục tiêu mới về cường độ carbon và không thực hiện động thái mới nào nhằm hạn chế sử dụng than - nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất.

Jom Madan, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao của công ty tư vấn Wood Mackenzie dự đoán Trung Quốc có thể “đến gần… nhưng chưa hoàn toàn đạt được mục tiêu” về hiệu quả năng lượng. Nếu quốc gia này không đạt được mục tiêu năm 2025, điều này có thể làm dấy lên nghi ngờ trên toàn thế giới về khả năng hạn chế khí thải.

Nhà phân tích chính Lauri Myllyvirta của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch cho biết, nước này cũng có nguy cơ "mất uy tín ngoại giao nghiêm trọng".

Ông nói: “Trung Quốc từ lâu đã nhấn mạnh khả năng thực hiện các cam kết của nước này, đồng thời chỉ trích những nước khác đặt ra các mục tiêu không khả thi”.

NDRC đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Là nước gây ô nhiễm carbon lớn nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ hai, Trung Quốc phải đối mặt với áp lực quốc tế ngày càng tăng trong việc thể hiện nhiều tham vọng hơn về khí hậu. Họ đã phản đối và cho rằng họ đã làm được nhiều việc hơn hầu hết các nước đang phát triển nhanh.

Lượng khí thải ngày càng tăng của Trung Quốc chiếm 35% tổng lượng khí thải hằng năm của thế giới. Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết vào tuần trước, tính trên cơ sở bình quân đầu người, mức phát thải bình quân đầu người của Trung Quốc cao hơn 15% so với mức trung bình của OECD.

Ông Madan cho biết, để đạt được mục tiêu của mình, Bắc Kinh nên tập trung vào cải thiện hiệu quả trong công nghiệp và xây dựng, đồng thời cung cấp nhiều hỗ trợ tài chính hơn cho các công ty để thay thế hoặc trang bị thêm các cơ sở lỗi thời. Ông nói thêm rằng việc mở rộng thị trường carbon cũng sẽ giúp ích.

Thực tế mới

Trung Quốc quay cuồng trong các mục tiêu giảm phát thải

Cục thống kê nước này chính thức cho biết vào tháng trước, cường độ năng lượng của Trung Quốc đã giảm 0,5% vào năm 2023, thiếu so với mục tiêu giảm 2%.

Khoảng cách có thể còn tồi tệ hơn, vì tháng trước Trung Quốc đã loại bỏ các nhiên liệu không hóa thạch như năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo khỏi vấn đề cân bằng, để tập trung giải quyết nhiên liệu hóa thạch. Nếu không có sự thay đổi, ước tính cường độ năng lượng sẽ cho thấy mức tăng 0,5%.

Ông Myllyvirta ước tính Trung Quốc sẽ cần cắt giảm cường độ năng lượng 6% vào năm 2024 và 2025 để đạt mục tiêu 2021-2025 – cao hơn nhiều so với mục tiêu 2,5% đặt ra trong tuần này.

Tuy nhiên, cường độ năng lượng có thể ít quan trọng hơn trong tương lai, Ma Jun, Giám đốc Viện Các vấn đề Công và Môi trường có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết. Ông Ma cho biết, sự thay đổi trong cách tính toán "phản ánh một thực tế mới" đối với Trung Quốc, trong đó tăng trưởng kinh tế ngày càng được thúc đẩy bởi lĩnh vực năng lượng tái tạo, và các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch sẽ chịu nhiều áp lực hơn để tăng cường hiệu quả.

Ông nói: “Điều đó có nghĩa là cường độ carbon sẽ quan trọng hơn”.

Các nhà phân tích cho biết, mặc dù Trung Quốc không đặt ra mục tiêu mới về cường độ carbon, nhưng tăng trưởng kinh tế của nước này cho thấy thước đo này sẽ giảm khoảng 3% trong năm nay.

Tuy nhiên, sau khi giảm 4,6% từ năm 2020 đến năm 2023, cường độ carbon sẽ cần giảm khoảng 7% trong năm nay và tiếp theo để đạt được mục tiêu năm 2025, ông Myllyvirta cho biết.

Vào năm 2022, Cơ quan giám sát tham nhũng của Trung Quốc đã cảnh báo rằng một số khu vực đang cung cấp các số liệu gian lận về năng lượng và cường độ carbon.

Áp lực phải tuân thủ các mục tiêu về cường độ sử dụng cũng gây ra sự gián đoạn kinh tế trong năm 2010, với việc các tỉnh cắt nguồn cung cấp điện cho các ngành sử dụng nhiều năng lượng và buộc các hộ gia đình phải hạn chế điện.

Li Shuo, Giám đốc Trung tâm Khí hậu Trung Quốc tại Viện Chính sách Xã hội Châu Á ở Washington, cho biết nếu không có sự thúc đẩy lớn cho các nỗ lực về khí hậu hiện nay, “việc đáp ứng các mục tiêu cường độ 5 năm vào năm 2025 sẽ rất khó khăn”.

Yến Anh

Reuters

vietinbank
thaco