Trung Quốc: Ngành than đang chậm lại do đâu?

16:12 | 21/02/2024

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Sự bùng nổ than ở Trung Quốc đang chậm lại do các khu vực khai thác mỏ hàng đầu hạn chế tăng trưởng, và hướng đầu tư vào năng lượng sạch thay thế nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất.
Giá khí đốt toàn cầu ổn định nhưng vẫn cao hơn mức lịch sửGiá khí đốt toàn cầu ổn định nhưng vẫn cao hơn mức lịch sử
Tại sao Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng nhu cầu LNG của thế giới?Tại sao Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng nhu cầu LNG của thế giới?
Trung Quốc: Ngành than đang chậm lại do đâu?
Một mỏ than lộ thiên ở Ejin Horo Banner, Ordos, thuộc Khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc. Ảnh Reuters

Bảy năm liên tiếp sản lượng tăng, trong đó có mức tăng 10% vào năm 2022 sau khi tình trạng mất điện trên toàn quốc làm tê liệt ngành công nghiệp, đã tạo ra tình trạng dư thừa than. Điều đó đã duy trì giá than ở mức thấp. Tuy nhiên, sản lượng than kỷ lục, đạt 4,7 tỷ tấn vào năm 2023, đã phát sinh các chi phí khác, từ tỷ lệ tử vong gia tăng ở các thợ mỏ đến hiệu quả tài chính kém tại các công ty khai thác mỏ.

Đồng thời, Trung Quốc đang phải đối mặt với thời hạn đạt mức tiêu thụ than cao nhất vào năm 2025 để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu. Điều đó có nghĩa là tăng trưởng sản lượng có thể chậm lại còn 1,4% trong năm nay, Công ty Chứng khoán Guosheng cho biết trong một lưu ý, đây sẽ là mức thấp nhất kể từ năm 2017.

Theo kế hoạch hằng năm do Chính quyền địa phương công bố, bốn trung tâm khai thác than lớn nhất, chiếm hơn 80% sản lượng, đã tránh các mục tiêu đầy tham vọng như những năm trước. Thay vào đó, họ chủ yếu hỗ trợ sự tăng trưởng năng lượng tái tạo của Trung Quốc.

Tỉnh Sơn Tây, nơi khai thác than hàng đầu, đã cắt giảm mục tiêu tăng trưởng trong năm nay xuống còn 57 triệu tấn, từ mức hơn 100 triệu tấn năm ngoái. Đáng chú ý, họ có kế hoạch triển khai các tấm pin mặt trời trên những vùng đất rộng lớn hiện quá ô nhiễm do khai thác mỏ, theo báo cáo.

Nội Mông, nơi sản xuất lớn thứ hai, không đặt mục tiêu sản lượng than nhưng cho biết họ sẽ tài trợ 300 tỷ nhân dân tệ (42 tỷ USD) để mở rộng năng lượng sạch.

Khu vực khai thác mỏ số 3, tỉnh Thiểm Tây cho biết họ chỉ có kế hoạch tăng nhẹ sản lượng than, đồng thời cắt giảm việc đốt than để cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí. Họ cũng sẽ hỗ trợ việc mở rộng công suất 100 gigawatt của nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn nhất Trung Quốc, Longi Green Energy Technology Co.

Khu vực Tân Cương, nơi đóng góp chính vào tăng trưởng sản lượng than của Trung Quốc, cho biết họ sẽ giảm tốc độ tăng trưởng xuống còn 9%, từ mức tăng 11% của năm ngoái, đồng thời cam kết tiếp tục đẩy mạnh năng lượng tái tạo và hydro.

Yến Anh

Bloomberg

vietinbank
thaco