Trung Quốc có từ bỏ được ngành công nghiệp điện than?

14:01 | 10/05/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Trung Quốc có những mục tiêu đầy tham vọng trong việc cắt giảm lượng khí thải carbon, nhưng họ sẽ không từ bỏ được ngành công nghiệp điện than vì Trung Quốc vẫn chú ý đến các mục tiêu kinh tế.
Trung Quốc có từ bỏ được ngành công nghiệp điện than?
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết hồi tháng 9/2020 rằng: lượng khí thải carbon của đất nước sẽ bắt đầu giảm vào năm 2030 và ông cho biết đất nước sẽ đạt được mức độ trung lập carbon vào năm 2060.

Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách đang làm rõ rằng tăng trưởng kinh tế vẫn là ưu tiên hàng đầu và tăng trưởng đó phụ thuộc phần lớn vào điện than. Bắc Kinh đặt mục tiêu GDP là 6% trong năm nay, mức mà các nhà phân tích cho rằng sẽ cho phép các nhà chức trách giải quyết các vấn đề dài hạn như mức nợ cao của đất nước.

Su Wei, Phó tổng thư ký của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia cho biết: “Cơ cấu năng lượng của Trung Quốc bị chi phối bởi điện than. Đây là một thực tế khách quan. Vì năng lượng tái tạo như gió và điện mặt trời là không liên tục và không ổn định, chúng tôi phải dựa vào một nguồn điện ổn định”.

“Chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Trong một khoảng thời gian, chúng tôi cần sử dụng điện than như một điểm để điều chỉnh linh hoạt”.

Su Wei cho biết thêm: “Trung Quốc đã hỗ trợ một số nước đang phát triển trong việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than. Nhiều nước đang phát triển thậm chí không có điện. Trong tình huống này, nếu bạn không sử dụng than, bạn sẽ sử dụng cái gì?"

Ở Trung Quốc than đá là nguồn năng lượng sẵn có, trong khi năng lượng tái tạo cần phát triển hơn nữa.

Theo Trung tâm Chính sách Phát triển Toàn cầu của Đại học Boston, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã cùng nhau tài trợ 474 triệu USD cho các dự án ngành than bên ngoài Trung Quốc chỉ trong năm 2020.

Tuy nhiên, cùng một báo cáo chỉ ra rằng nguồn tài chính của Trung Quốc cho các dự án năng lượng bên ngoài biên giới của họ đã giảm đều đặn kể từ năm 2016.

Than đá chiếm 56,8% sản lượng năng lượng nội địa của Trung Quốc vào năm 2020, giảm so với 72,4% của 15 năm trước.

Theo thống kê Trung Quốc là quốc gia thải ra khí carbon dioxide nặng nhất thế giới vào năm ngoái, Hoa Kỳ đứng thứ hai và Ấn Độ đứng thứ ba.

Trong hội nghị thượng đỉnh về khí hậu vào tuần trước, Chủ tịch nước Trung Quốc đã kêu gọi hợp tác quốc tế trong việc giảm lượng khí thải carbon, đồng thời nói thêm rằng các quốc gia khác nhau nên đóng những vai trò khác nhau trong việc giảm thiểu đó.

Ông Tập Cận Bình cho biết: Trung Quốc sẽ “kiểm soát chặt chẽ các dự án phát điện bằng than” và hạn chế việc tăng tiêu thụ than trong vòng 5 năm tới, việc cắt giảm tối đa sẽ diễn ra trong 5 năm sau đó.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Trang Hoàng

vietinbank
ajinomoto