Thực hư đòn bẩy của Ấn Độ cho điện mặt trời
![]() |
Theo 3 nguồn tin trên, Bộ Năng lượng tái tạo của Ấn Độ đã tổ chức đàm phán với Bộ Tài chính để phê duyệt yêu cầu cắt giảm thuế nhập khẩu cho sản phẩm tấm pin mặt trời từ 40% xuống còn 20%. Ba nguồn này yêu cầu giấu tên vì chính phủ vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Ngoài ra, hai Bộ có thể sẽ đưa ra khuyến nghị với Hội đồng Thuế Dịch vụ và Hàng hóa Ấn Độ về việc giảm thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) đối với sản phẩm pin mặt trời xuống còn 5%, so với mức 12% áp dụng vào năm 2021.
Bộ tài chính Ấn Độ đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters. Phát ngôn viên của Bộ Năng lượng tái tạo cho biết “không có đề xuất nào như vậy”. Ông cũng không giải thích thêm hoặc bình luận về nội dung thảo luận nội bộ.
Quyết định điều chỉnh này sẽ tạo ra đòn bẩy cho nhiều công ty năng lượng mặt trời khổng lồ của Ấn Độ như Tata Power, Adani Green và Vikram Solar. Những công ty này đã thắng được nhiều hợp đồng cung cấp năng lượng mặt trời trong bối cảnh thuế hàng hóa cao, nhưng họ lại phải đối mặt với tình trạng thiếu thiết bị trong thị trường nội địa để hoàn thành được hợp đồng.
Từ tháng 4/2022, để cản trở nhu cầu nhập khẩu thiết bị từ Trung Quốc, Ấn Độ đánh thuế 40% đối với sản phẩm tấm pin mặt trời nhập khẩu, và 25% đối với tế bào quang điện. Đây là một quyết định phù hợp với kế hoạch của Thủ tướng Narendra Modi nhằm trở nên tự lập hơn trong ngành năng lượng, cũng như để cắt giảm khí thải bằng cách tăng quy mô sản xuất năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, năng lực sản xuất trong nước đang bị thiếu hụt. Một nguồn tin nói: “Cần phải nhập khẩu để lấp đầy khoảng trống”.
Đề xuất được đưa ra trong lúc Thủ tướng Modi tìm cách đạt được mục tiêu có 365 GW công suất lắp đặt cho năng lượng mặt trời vào năm 2031-2032, kèm theo đó là nỗ lực thúc đẩy sử dụng năng lượng xanh, bắt đầu từ việc khuyến khích sử dụng ô tô điện, cho tới nhiên liệu hàng không bền vững.
Hiện nay, công suất sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời hàng năm của Ấn Độ là 32 GW/năm - chiếm một nửa công suất năng lượng tái tạo của Ấn Độ. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng về năng lượng xanh hơn và rẻ hơn của các văn phòng công ty, đơn vị công nghiệp và nhà máy lớn, Ấn Độ phải đạt được con số 52 GW/năm.
Một quan chức chính phủ đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc điều chỉnh thuế. Theo dự kiến của họ, Ấn Độ sẽ lệ thuộc nặng nề vào hoạt động nhập khẩu tấm pin mặt trời trong hai năm tới, “với mức gần 8-10 GW/năm”.
Theo dữ liệu của chính phủ, trong năm 2021-2022, Ấn Độ đã chi 3 tỷ USD để nhập khẩu tấm pin mặt trời. 92% trong số đó đến từ Trung Quốc. Ba nguồn tin chính phủ cho Reuters biết, quyết định điều chỉnh thuế có khả năng sẽ làm giảm 1/5 chi phí của những tấm pin nhập khẩu, làm giá hạ xuống gần ngang mức giá của những module được sản xuất trong nước.
Ngọc Duyên
AFP
- Tiềm năng điện gió Việt Nam: Phân bố rõ rệt theo vùng, mở rộng từ đất liền ra biển khơi
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- BB Power Holdings bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
- Hợp tác Năng lượng Xanh Việt - Trung - ASEAN hướng tới Net Zero 2050
- Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi xanh
- PV Power hướng đến mục tiêu tăng trưởng sản lượng phát điện 17% năm 2025
- Hà Nội đẩy mạnh lộ trình chuyển đổi xe buýt sang năng lượng xanh
- Chuyên gia nêu giải pháp phát triển bền vững điện gió
- Đảm bảo an ninh năng lượng - chìa khoá để tăng trưởng bền vững
- Tập đoàn Super Energy cung ứng khoảng 1,2 triệu kWh/năm cho lưới điện quốc gia