Thỏa thuận Paris năm 2050 - Mối đe dọa lớn về tài chính cho ngành dầu khí

03:15 | 22/05/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Công ty phân tích Wood Mackenzie cho biết hôm 20/5 theo trích dẫn trong “Kịch bản ngày tận thế mới nhất của ngành năng lượng”: Quá trình chuyển đổi năng lượng đang đặt tài sản dầu khí trị giá 14 nghìn tỷ USD vào nguy cơ rủi ro.
Thỏa thuận Paris năm 2050 - Mối đe dọa lớn về tài chính cho ngành dầu khí
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Theo các nhà tư vấn, trong ngắn hạn, tương lai có vẻ khả quan đối với dầu khí. Nhu cầu về dầu và khí đốt sẽ tăng trở lại bằng mức trước đại dịch và thậm chí vượt quá mức đó, đạt 160 triệu thùng/ngày.

Hơn nữa, các công ty dầu khí vẫn đang ngày càng thu hẹp và ít ỏi hơn về sản lượng. Câu hỏi đặt ra là: Liệu năm nay có thể tạo ra nhiều dòng tiền ở mức 60 USD/thùng như họ đã làm với 100 USD/thùng Brent cách đây 7 năm hay không?

Tuy nhiên, trong dài hạn mọi thứ bắt đầu có vẻ khác, với mọi kịch bản chuyển đổi năng lượng đều liên quan đến sự sụt giảm nhu cầu về năng lượng dầu mỏ.

Trong kịch bản lạc quan nhất về dầu và khí đốt, nhu cầu toàn cầu sẽ giảm từ từ, đạt 90 triệu thùng/ngày vào năm 2050. Điều này sẽ khuyến khích đầu tư vào sản xuất mới và chứng kiến ​​giá tăng trên 80 USD/thùng vào năm 2030.

Tuy nhiên, nếu thế giới quyết định theo đuổi kịch bản ấm lên 1,5℃, nhu cầu dầu thô có thể giảm xuống còn 35 triệu thùng/ngày vào năm 2050, với mức tăng trưởng nhu cầu đạt đỉnh vào năm 2025. Điều đó có nghĩa là giá dầu Brent trung bình là 40 USD/thùng vào năm 2030 và sẽ thấp hơn sau đó, theo báo cáo của Wood Mac.

Theo Phó chủ tịch Fraser McKay: "Thế giới vẫn cần nguồn cung cấp dầu và khí đốt trong nhiều thập kỷ tới, và quy mô của ngành sẽ vẫn rất lớn".

Báo cáo được đưa ra chỉ một ngày sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế kêu gọi ngành năng lượng ngừng đầu tư vào các cơ sở sản xuất dầu mới, để thế giới có thể đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris năm 2050.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Trang Hoàng