Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng hoạt động khảo sát địa chấn tại khu vực tranh chấp thuộc Địa Trung Hải

01:01 | 29/11/2020

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Sau khi thu thập thêm 2.806 km dữ liệu, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra hệ thống thông tin liên lạc bằng máy điện báo điều hướng khác, hay còn gọi là Navtex, cho khu vực phía Đông Địa Trung Hải – khu vực nước này sẽ tiến hành các hoạt động nghiên cứu địa chấn và hoàn thành nghiên cứu vào ngày 29/11.
Ấn Độ: Nhập khẩu dầu thực vật niên vụ 2020/21 sẽ thấp hơn 13% so với niên vụ trướcẤn Độ: Nhập khẩu dầu thực vật niên vụ 2020/21 sẽ thấp hơn 13% so với niên vụ trước
Giá dầu thô tiếp tục tăng chậm rãi chờ đợi cuộc họp thượng đỉnh OPEC+Giá dầu thô tiếp tục tăng chậm rãi chờ đợi cuộc họp thượng đỉnh OPEC+
Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng hoạt động khảo sát địa chấn tại khu vực tranh chấp thuộc Địa Trung Hải

Navtex là hệ thống thông tin liên lạc hàng hải cho phép các tàu thông báo cho các tàu khác về sự hiện diện của nó trong một khu vực cũng như các thông tin khác.

Tàu khảo sát địa chấn Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ cho đến nay đã thu thập được tổng cộng 8.149 km dữ liệu địa chấn ở Biển Địa Trung Hải. Bộ Giao thông vận tải cho biết Oruc Reis bắt đầu hoạt động vào ngày 10/8, đã thực hiện các hoạt động của nó như một phần trong "Dự án thu thập dữ liệu địa chấn Demre 2B."

Khảo sát địa chấn là một phần của công việc chuẩn bị cho việc thăm dò tiềm năng hydrocarbon. Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp cũng có mâu thuẫn về các vấn đề như việc Thổ Nhĩ Kỳ bay trên vùng trời ở Biển Aegean và Síp.

Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đang tranh chấp về tuyên bố chủ quyền đối với tài nguyên hydrocarbon ở khu vực phía đông Địa Trung Hải và phạm vi thềm lục địa của họ.

Vào ngày 13/10, Hoa Kỳ cho biết họ không đồng tình về quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc gia hạn hoạt động khảo sát địa chất trong khu vực tranh chấp. Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus gọi động thái này là một "hành động khiêu khích có tính toán" nhằm thổi bùng căng thẳng trong nội bộ NATO.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh