Thiếu tàu ở Bắc Cực khiến giấc mơ phát triển LNG của Nga tan thành mây khói

15:54 | 25/12/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Nga đang hy vọng các chuyến hàng LNG sẽ bù đắp cho sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu khí đốt qua đường ống sang châu Âu, nhưng việc thiếu hụt tàu chở khí đốt và các lệnh trừng phạt đã cản trở kế hoạch của nước này, các nhà phân tích và nguồn tin trong ngành cho biết.
Trung Quốc tăng cường thăm dò và khai thác khí đá phiếnTrung Quốc tăng cường thăm dò và khai thác khí đá phiến
Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (18-24/12)Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (18-24/12)
Thiếu tàu ở Bắc Cực khiến giấc mơ phát triển LNG của Nga tan thành mây khói
Một cấu trúc bê tông của liên doanh LNG 2 Bắc Cực tại Trung tâm Xây dựng LNG gần khu định cư Belokamenka, vùng Murmansk, Nga ngày 26 tháng 7 năm 2022. Ảnh Reuters

Nga muốn tăng thị phần LNG của mình lên 20% vào năm 2030 từ mức 8% hiện nay, tuy nhiên vừa qua nhà sản xuất hàng đầu Novatek tuyên bố bất tình trạng khả kháng của về nguồn cung LNG từ dự án LNG 2 Bắc Cực trong tương lai do các lệnh trừng phạt, cho thấy những trở ngại họ phải đối mặt sắp tới.

Thông báo của Novatek được đưa ra sau khi vào tháng trước Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với LNG 2 ở Bắc Cực, dự kiến ​​bắt đầu sản xuất trước cuối năm nay hoặc đầu năm 2024.

Liên minh châu Âu cũng có thể áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu LNG của Nga.

Công suất của Arctic LNG 2 có thể đạt 19,8 triệu tấn mỗi năm và 1,6 triệu tấn khí ngưng tụ ổn định mỗi năm. Theo Novatek, các tàu chở LNG đầu tiên của họ dự kiến ​​sẽ ra khơi vào quý đầu tiên của năm tới.

Tuy nhiên, các nguồn tin trong ngành cho biết dự kiến phải mãi đến quý 2/2023, dự án mới có thể ​​cung cấp dòng LNG thương mại.

Nga đang xem xét Tuyến đường biển phía Bắc băng qua Bắc Băng Dương để cung cấp hàng hóa cho phía đông, nhằm cắt giảm thời gian và chi phí đưa nhiên liệu ra thị trường.

Theo các quan chức Chính phủ Nga, tuyến đường này có thể cắt giảm tới 40% thời gian giao hàng đến châu Á từ châu Âu so với kênh đào Suez. Tuy nhiên, vấn đề giao hàng qua lớp băng dày và điều kiện thời tiết khắc nghiệt đặt ra những thách thức lớn.

Tàu đi trên băng

Thiếu tàu ở Bắc Cực khiến giấc mơ phát triển LNG của Nga tan thành mây khói
Toàn cảnh các cần cẩu ở thành phố Murmansk, cảng Biển Barents ở Vòng Bắc Cực, Nga ngày 2 tháng 8 năm 2017. Ảnh Reuters

Theo Novatek, 15 tàu đi trên băng Arc7, có khả năng xuyên qua lớp băng dày 2 mét, sẽ được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Zvezda của Nga để phục vụ LNG 2 Bắc Cực.

Sáu tàu xuyên băng Arc7 nữa dự kiến ​​sẽ được chế tạo bởi Hanwha Ocean, trước đây là Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering, trong đó có ba tàu do Mitsui OSK Lines của Nhật Bản đặt hàng và ba tàu do tập đoàn tàu chở hàng đầu của Nga Sovcomflot đặt hàng.

Tuy nhiên, ba tàu chở do Sovcomflot đặt hàng đã bị hủy do các lệnh trừng phạt chống lại Nga, công ty Hanwha cho biết trong hồ sơ pháp lý.

Sovcomflot đã không trả lời yêu cầu bình luận. Không thể liên lạc được với Hanwha Ocean ngay lập tức.

Tàu xuyên băng thường có thân tàu đôi - cấu trúc được gia cố để chịu được áp lực của băng - và chân vịt cũng được gia cố.

Theo thông tin công khai, cho đến nay chỉ có ba tàu chở khí phù hợp được chế tạo cho Arctic LNG 2: các tàu Alexei Kosygin, Pyotr Stolypin và Sergei Witte.

Andrei Klepach, nhà kinh tế trưởng tại Công ty cho vay nhà nước VEB, phát biểu tại một diễn đàn khí đốt vào tuần trước rằng Nga chỉ có thể có cơ sở hạ tầng phù hợp sau năm 2030.

Ông nói: “Tôi nghĩ vấn đề không chỉ là về tàu phá băng mà còn về tàu chở khí đi trên băng – chưa có loại tàu nào như vậy”.

Sovcomflot cho biết thời gian đóng các tàu chở khí cho LNG 2 ở Bắc Cực đã bị trì hoãn một năm, do đó vào năm 2024 mới có tàu để hoạt động.

Arctic LNG 2 do Novatek dẫn đầu, nắm giữ 60% cổ phần. Các cổ đông khác bao gồm cả công ty năng lượng lớn của Pháp TotalEnergies, CNPC của Trung Quốc và Arctic LNG của Nhật Bản - một tập đoàn của Mitsui & Co, Ltd. và JOGMEC, mỗi công ty nắm giữ 10% cổ phần.

Bộ Giao thông vận tải Nga, Novatek và nhà máy đóng tàu Zvezda đều không trả lời yêu cầu bình luận.

Yến Anh

Reuters