Tập đoàn Hòa Bình (HBC) lãi đột biến, nợ vay ngắn hạn vượt qua vốn chủ sở hữu
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021, doanh thu thuần tại HBC đạt hơn 3.179 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ 2020.
Tuy nhiên, lợi nhuận gộp trong quý II/2021 ghi nhận 195 tỷ đồng, giảm 17% kéo theo biên lợi nhuận gộp giảm còn 6%. Mặc dù giảm nhưng mức biên lợi nhuận này đã cải thiện so với vùng đáy 5,1% vào quý IV/2020 nhưng giảm so với quý I/2021 (8,7%).
![]() |
Nguồn: BCTC hợp nhất quý II/2021/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng gấp 7,6 lần so với cùng kỳ 2020, đạt 65 tỷ đồng nhờ lãi chuyển nhượng các khoản đầu tư đạt gần 51 tỷ đồng (cùng kỳ 2020 không ghi nhận lãi) và doanh thu hoạt động tài chính khác đạt hơn 11 tỷ đồng, tăng 56%.
Các khoản chi phí được tiết giảm như chi phí tài chính giảm 18% xuống còn 80 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tại HBC giảm 12% còn 93,5 tỷ đồng. Đồng thời, các yếu tố khác như phát sinh thu nhập khác hay chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại giảm giúp Tập đoàn Hòa Bình báo lãi sau thuế đạt 58,4 tỷ đồng, gấp gần 30 lần cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 65,6 tỷ đồng, gấp 34,5 lần cùng kỳ.
Lưu ý, quý II/2020 lãi sau thuế tại HBC chỉ vỏn vẹn 2 tỷ đồng, đây được coi là mức lãi thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.
Tính chung 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt hơn 5.442 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ. Lãi sau thuế tại HBC đạt 67 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần cùng kỳ, phần thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 73,2 tỷ đồng, tăng gấp 5,6 lần.
![]() |
![]() |
Nguồn: BCTC hợp nhất quý II/2021/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Với kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2021 là 13.500 tỷ đồng và 235 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Sau nửa năm, HBC đã hoàn thành 40% kế hoạch doanh thu và 28,9% kế hoạch lợi nhuận.
Về tình hình tài chính tại HBC cũng ghi nhận nhiều biến động lớn.
Tính đến 30/6/2021, quy mô tổng tài sản tại HBC tăng nhẹ 4% so với đầu năm, đạt 16.155 tỷ đồng. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn chiếm tới 68% tổng tài sản với 11.000 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với đầu năm. Trong đó, phải thu ngắn hạn của khách hàng hơn 5.020 tỷ và phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng là 4.745 tỷ đồng. Công ty phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi gần 398 tỷ đồng.
![]() |
Nguồn: BCTC hợp nhất quý II/2021 |
Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả tại HBC tính tới thời điểm 30/6/2021 ghi nhận hơn 11.942 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm nhưng đã chiếm tới 74% tổng tài sản và gấp gần 3 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng 36% so với đầu năm, lên 1.291 tỷ đồng; chi phí phải trả ngắn hạn tăng 40% lên mức 929,6 tỷ đồng; doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn tăng gấp 15,3 lần, ghi nhận hơn 223 tỷ đồng.
![]() |
![]() |
Nguồn: BCTC hợp nhất quý II/2021 |
Đặc biệt, tổng nợ đi vay tại HBC (ngắn hạn và dài hạn) tính đến cuối quý II/2021 ghi nhận hơn 4.539 tỷ đồng, chiếm 38% nợ phải trả và gấp 1,1 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, Ngân hàng BIDV cho vay ngắn hạn cao nhất với 2.016 tỷ đồng, tiếp đến là Vietinbank với hơn 1.022 tỷ đồng, ngân hàng MSB với hơn 417 tỷ đồng...
Đáng chú ý, nợ vay ngắn hạn tại HBC tại thời điểm 30/6/2021 ghi nhận gần 4.399 tỷ đồng vượt qua vốn chủ sở hữu của HBC (4.213 tỷ đồng).
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Ngọc Trang
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh