Tại sao việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+ không thể thúc đẩy giá dầu?

19:00 | 05/07/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
OPEC+, chiếm khoảng 40% lượng dầu thô của thế giới, đã cắt giảm sản lượng dầu kể từ tháng 11 năm ngoái do giá giảm.
Châu Á tìm nguồn cung thay thế khi Ả Rập Xê-út, Nga tiếp tục cắt giảm sản lượng dầuChâu Á tìm nguồn cung thay thế khi Ả Rập Xê-út, Nga tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu
Đường ống Trans Mountain có thể sẽ không vận chuyển dầu của Canada đến châu ÁĐường ống Trans Mountain có thể sẽ không vận chuyển dầu của Canada đến châu Á
Tại sao việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+ không thể thúc đẩy giá dầu?
Ảnh minh họa

Các thành viên Ả Rập Xê-út và Nga, hai nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã cắt giảm sâu nguồn cung dầu vào thứ Hai 3/7 trong nỗ lực đẩy giá cao hơn. Tuy nhiên, động thái này chỉ làm tăng giá thị trường trong một thời gian ngắn.

Việc cắt giảm của hai nước này xuất phát từ một thỏa thuận lớn hơn của OPEC+ nhằm hạn chế nguồn cung vào năm 2024 và nhằm đưa tổng mức giảm sản lượng lên hơn 5 triệu thùng mỗi ngày (bpd), tương đương khoảng 5% sản lượng dầu toàn cầu.

Thông báo bất ngờ vào tháng 4 đã làm giảm sản lượng sâu hơn mức cắt giảm vào tháng 11/2022 và giúp tăng giá khoảng 9 USD/thùng lên trên 87 USD/thùng trong những ngày sau đó.

Tuy nhiên, giá dầu thô chuẩn đã kéo mức tăng trên xuống kể từ đó, với hợp đồng tương lai dầu Brent giao dịch vào thứ Ba 4/7 chỉ dưới 76 USD/thùng.

Các nhà phân tích của Eurasia Group cho rằng việc cắt giảm bổ sung "sẽ có tác động không đáng kể đến tâm lý giảm giá trong một thị trường đang bi quan về triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu trong nửa cuối năm".

Dưới đây là những lý do chính khiến việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ không thể nâng giá dầu lên đáng kể:

Nỗi quan ngại về nhu cầu yếu

Những tín hiệu từ Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại rằng sự phục hồi kinh tế sau lệnh phong tỏa do virus corona ở quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới đang mất đà.

Nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank cho biết: “Sự phục hồi kinh tế ở Trung Quốc sau khi dỡ bỏ các hạn chế về virus corona chậm hơn đáng kể so với dự đoán, mặc dù những tín hiệu về nhu cầu dầu của Trung Quốc thì lại rất tốt”.

Ông cho biết nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc tăng vọt phần lớn là hiệu ứng “bắt kịp” sau khi giảm vào năm ngoái và đà tăng trưởng này có thể sẽ chậm lại đáng kể.

Lãi suất cao hơn

Các ngân hàng trung ương hàng đầu, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, đang cảnh báo nhiều đợt tăng lãi suất có thể sắp xảy ra để chống lại lạm phát cao.

Lãi suất cao hơn “ăn” vào thu nhập khả dụng của người tiêu dùng và có thể dẫn đến chi tiêu ít hơn cho việc lái xe và đi lại, hạn chế nhu cầu dầu mỏ.

Lãi suất cao hơn cũng làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất. Dữ liệu cho thấy tình trạng chậm lại trong lĩnh vực này đang diễn ra.

Tamas Varga, nhà phân tích của PVM cho biết: “Không có gì phải bàn cãi, các nhà máy đang gặp khó khăn trên toàn cầu khi lĩnh vực sản xuất bị thu hẹp ở Nhật Bản, khu vực đồng euro, Anh và Mỹ trong khi hoạt động sản xuất cũng đã chậm lại ở Trung Quốc vào tháng trước”.

Tất cả điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư không tin thị trường sẽ chứng kiến ​​​​sự phục hồi mạnh mẽ trong nhu cầu dầu mỏ vào nửa cuối năm 2023.

Đặc biệt người ta còn hoài nghi về dự báo một lượng dầu đáng kể sẽ được rút ra khỏi kho để đáp ứng nhu cầu.

Với việc cả Cơ quan Năng lượng Quốc tế và OPEC tiếp tục dự báo mức giảm khoảng 2 triệu thùng/ngày... độ tin cậy của những dự báo này đang giảm dần theo thời gian, do đó thị trường sẽ đòi hỏi những dự báo mang tính thuyết phục hơn để có thể xảy ra.

Sản lượng của Mỹ tăng

Sản lượng của Mỹ tăng nhanh hơn dự kiến ​​cũng góp phần khiến thị trường bi quan về khả năng giá dầu tăng.

Cơ quan Thông tin Năng lượng dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tăng 720.000 thùng/ngày lên 12,61 triệu thùng/ngày trong năm nay, cao hơn mức tăng dự báo trước đó là 640.000 thùng/ngày.

Con số này cao hơn so với khoảng 10 triệu thùng/ngày vào năm 2018.

Tâm lý thị trường bất ổn

Vào năm 2020, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, đã cảnh báo các nhà giao dịch không nên đặt cược quá nhiều vào thị trường dầu mỏ. Ông nói những người đánh cược vào giá dầu sẽ "đau như địa ngục".

Ông lặp lại cảnh báo của mình trước cuộc họp OPEC+ ngày 4/6, nói với các nhà đầu cơ "hãy coi chừng". Lời cảnh báo giúp nhiều nhà đầu tư và nhà nghiên cứu thị trường hiểu là tín hiệu OPEC+ có thể xem xét cắt giảm sản lượng hơn nữa để trừng phạt những người đặt cược vào giá dầu thấp.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư tiếp tục giảm vị thế mua.

Dữ liệu mới nhất cho thấy tổng vị thế mua trong hợp đồng tương lai WTI và Brent đã giảm 66.000 hợp đồng xuống còn 231.000 - chỉ cao hơn 48.000 so với mức thấp nhất vào tháng 3/2020, theo nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo.

Yến Anh

Reuters