Sự trở lại của dầu mỏ Iran: Mối đe dọa lớn?

14:00 | 19/04/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Iran theo thỏa thuận JCPOA, sẽ khiến các nhà sản xuất Ả Rập Xê-út, đá phiến của Mỹ và Nga lo lắng. Dầu mỏ Iran quay trở lại thị trường có phải là một mối đe dọa lớn?
Cuộc hội đàm của Bộ trưởng Dầu mỏ Iran tại Nga về thị trường dầu mỏ đã đạt được kết quả như thế nào?Cuộc hội đàm của Bộ trưởng Dầu mỏ Iran tại Nga về thị trường dầu mỏ đã đạt được kết quả như thế nào?
Hôm nay Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Iran sẽ tới Moscow để thảo luận về những diễn biến mới nhất trên thị trường dầu mỏHôm nay Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Iran sẽ tới Moscow để thảo luận về những diễn biến mới nhất trên thị trường dầu mỏ
Sự trở lại của dầu mỏ Iran: Mối đe dọa lớn?
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Các cuộc thảo luận của Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA) đang diễn ra, với sự tham gia của các nước châu Âu, Nga, Iran, và Mỹ. Cuộc thảo luận này đang được các thị trường dầu mỏ quốc tế theo dõi với sự lo lắng.

Theo các nhà phân tích, những tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với khối lượng cung cấp dầu toàn cầu và giá dầu. Thị trường dầu mỏ toàn cầu hiện tại đang ổn định trở lại, nhưng sự phục hồi hoàn toàn thì chưa chắc chắn. Chỉ nhờ các hành động của Ả Rập Xê-út, với sự hỗ trợ của các nước còn lại trong OPEC+, thị trường mới có thể phục hồi.

Một trong những lý do chính khiến Ả Rập Xê-út có thể thực hiện các đợt cắt giảm sản lượng đơn phương là do các nhà sản xuất khác đã bị loại khỏi thị trường. Cả Iran và Venezuela đều chứng kiến ​​sản xuất của họ bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt quốc tế, trong khi Libya và Iraq đang phải chịu đựng xung đột nội bộ, nội chiến về chính trị. Nếu không có những cuộc cạnh tranh trên thị trường, Ả Rập Xê-út, UAE và Nga đã có thể kiểm soát thành công thị trường dầu mỏ.

Việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Iran theo thỏa thuận JCPOA, sẽ khiến các nhà sản xuất Ả Rập Xê-út, đá phiến của Mỹ và Nga lo lắng. Tuy nhiên, những lo lắng này có thể là không có cơ sở.

Đa số các nhà phân tích thị trường dầu mỏ cho rằng: Sự thành công của JCPOA có thể gây mất ổn định thị trường dầu khí, tăng biến động giá và thậm chí chứng kiến ​​sự trở lại thịnh vượng của dầu mỏ trước đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, có một lỗ hổng lớn trong phân tích này vì nó dựa trên giả định rằng các lệnh trừng phạt Iran đã loại bỏ thành công dầu Iran khỏi thị trường. Rõ ràng là khối lượng dầu mỏ của Iran không còn ở mức cao trong lịch sử nữa, nhưng khi nhìn vào khối lượng tiếp cận thị trường, dầu mỏ Iran vẫn luôn được khẳng định.

Thực tế chứng minh rằng: xuất khẩu dầu của Iran không chỉ rất linh hoạt mà còn ngày càng tích cực. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) báo cáo rằng: "Trung Quốc không bao giờ ngừng hoàn toàn việc mua dầu của Iran".

Cơ quan giám sát năng lượng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng cho biết doanh số bán dầu ước tính của Iran cho Trung Quốc trong quý IV năm 2020 là 360.000 thùng/ngày, tăng so với mức trung bình 150.000 thùng/ngày được vận chuyển trong 9 tháng đầu năm.

Ngay trước khi các cuộc thảo luận JCPOA bắt đầu lại, Iran đã tăng xuất khẩu sang Trung Quốc lên khoảng 600.000 thùng/ngày. OPEC cũng báo cáo rằng sản lượng dầu thô của Iran trong tháng 3 đã tăng 6,3%. Theo thống kê của OPEC trong các báo cáo công bố ngày 14/4 cho thấy: Sản lượng dầu thô của Iran đã tăng 137.000 thùng/ngày.

Các khách hàng lớn ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác rất vui mừng khi mua sản lượng dầu của Iran với mức giá rất thấp và mức độ hấp dẫn mà họ đưa ra. Vì vậy, việc "lãng quên" hoặc giảm bớt vai trò của dầu mỏ Iran trên thị trường hiện nay là một sai lầm lớn.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Trang Hoàng

vietinbank
ajinomoto