Sri Lanka tiếp tục dùng chè để trả nợ dầu mỏ cho Iran
![]() |
![]() |
![]() |
(Ảnh: REUTERS/Joseph Campbell) |
Bắt đầu từ tháng 7/2023, Sri Lanka sẽ bắt đầu xuất khẩu chè sang Iran để giải quyết khoản nợ mua dầu 250 triệu USD, một quan chức của Sri Lanka nói với Reuters vào ngày 23/6.
Một thỏa thuận đã đạt được vào năm 2021, theo đó Sri Lanka sẽ xuất khẩu chè sang Iran hàng tháng để giải quyết khoản nợ đối với lượng dầu mà Iran cung cấp cho Sri Lanka vào năm 2012. Tuy nhiên, quá trình trao đổi này đã bị trì hoãn sau khi Sri Lanka đối mặt với sự thiếu hụt ngoại tệ nghiêm trọng vào năm 2022 khiến nền kinh tế nước này rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong hơn bảy thập kỷ.
Chủ tịch Hội đồng chè Sri Lanka - Niraj de Mel nói với Reuters: "Đây là một động thái kịp thời, qua đây chúng tôi có thể tiếp cận được một thị trường quan trọng. Cả Iran và Sri Lanka đều có thể giao dịch mà không cần phụ thuộc vào đồng USD".
Theo thỏa thuận, Sri Lanka sẽ xuất khẩu 5 triệu USD chè mỗi tháng và sẽ thực hiện trong vòng 48 tháng. Tuy nhiên, Sri Lanka dự định sẽ bắt đầu xuất khẩu với khoảng 2 triệu USD chè/tháng.
Chè là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Sri Lanka. Nước này trở thành quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất thế giới vào năm 1995, với 23% thị phần toàn cầu. Trong đó, chè Ceylon nổi tiếng thế giới là loại cây trồng mang về nguồn thu ngoại tệ cao nhất của Sri Lanka, mang về 1,25 tỷ USD cho nước này vào năm 2022.
Iran là một trong những khách hàng mua chè chính của Sri Lanka nhưng tổng lượng xuất khẩu chè từ Sri Lanka sang Iran đã giảm đáng kể từ 128 triệu USD vào năm 2018 xuống còn 70 triệu USD vào năm 2022 do các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran gây ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại giữa hai nước.
Thời gian qua, một phần đáng kể chè của Sri Lanka hiện được vận chuyển đến Iran thông qua Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), dữ liệu chính thức cho thấy UAE đã tăng hơn gấp đôi lượng nhập khẩu chè của Sri Lanka từ 48 triệu USD vào năm 2018 lên 118 triệu USD vào năm 2022.
Ánh Ngọc
Reuters
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh