Sóng nhiệt thúc đẩy nhu cầu năng lượng tăng cao hơn ở châu Âu

11:00 | 06/07/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Làn sóng nhiệt gay gắt trong mùa hè này đang làm gia tăng nhu cầu năng lượng ở châu Âu.
Nga lại tuyên bố cắt giảm xuất khẩu dầuNga lại tuyên bố cắt giảm xuất khẩu dầu
Đường ống Trans Mountain có thể sẽ không vận chuyển dầu của Canada đến châu ÁĐường ống Trans Mountain có thể sẽ không vận chuyển dầu của Canada đến châu Á
Sóng nhiệt thúc đẩy nhu cầu năng lượng tăng cao hơn ở châu Âu
Mực nước trên sông Rhine đang rất thấp (Ảnh: Getty Images)

Tại Đức, một đợt nắng nóng như đổ lửa sẽ tràn vào Đức và phần lớn dãy núi Alps vào cuối tuần này làm tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng để làm mát và thậm chí có khả năng khiến mực nước sông Rhine - một tuyến vận tải đường thủy quan trọng đối với các mặt hàng như ngũ cốc, khoáng sản, than đá và các sản phẩm dầu mỏ, bao gồm cả dầu đốt nóng - sẽ còn xuống thấp hơn nữa.

Đầu tuần này, cơ quan dự báo thời tiết Deutscher Wetterdienst (Đức) đã cảnh báo nguy cơ nắng nóng gay gắt có thể có thể kéo dài từ ngày 7/7 đến 10/7 ở nhiều nơi. Ngay cả ban đêm cũng rất oi bức.

Thời tiết tại Frankfurt - một trong những thành phố lớn nhất ở Đức có khả năng lên tới 35°C vào ngày 9/7. Ở Hà Lan và Tây Nam Tây Ban Nha cũng dự kiến sẽ đón sóng nhiệt.

Nắng nóng khiến nhu cầu sử dụng điện làm mát tăng vọt. Sóng nhiệt cũng có thể ảnh hưởng đến năng lượng gió ở Đức và Hà Lan, làm tăng nhu cầu huy động khí đốt tự nhiên để sản xuất điện.

Các đợt nắng nóng liên tiếp ở châu Âu còn khiến mực nước sông Rhine tiếp tục giảm, gây cản trở trong vận chuyển hàng hóa đường thủy nội địa. Mực nước trên sông Rhine chảy từ dãy Alps của Thụy Sĩ qua Pháp và Đức đến Hà Lan là một hành lang vận chuyển hàng hóa được sử dụng nhiều và chuyên chở 200 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Mùa hè năm ngoái, châu Âu và Đức cũng gặp vấn đề tương tự do mực nước ở sông Rhine thấp khiến các chủ hàng khó vận chuyển than, linh kiện máy móc, hóa chất và hàng hóa khác đến các nhà máy và nhà máy điện dọc theo bờ sông. Đặc biệt, tháng 7/2022, hai nhà máy điện của Đức, bao gồm một ở Mannheim và một ở Karlsruhe, bị thiếu nguồn cung cấp than để hoạt động. Nguồn cung cấp này thường sẽ được vận chuyển qua sông Rhine.

Vấn đề này cũng đã gây trở ngại lớn cho các kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) trong việc nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy lên 25% vào năm 2030 và 50% vào năm 2050, như một phần của nỗ lực cắt giảm khí thải từ hoạt động giao thông vận tải nhằm đáp ứng các mục tiêu khí hậu.

Ánh Ngọc

Oilprice.com