Shell phải cắt giảm bao nhiêu lượng khí thải carbon?
![]() |
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn |
Royal Dutch Shell phải giảm 45% lượng khí thải carbon vào năm 2030 so với mức năm 2019, đó là mức giảm cao hơn nhiều so với mục tiêu hiện tại của công ty là giảm 20% lượng khí thải vào năm 2030.
Phán quyết mang tính bước ngoặt được đưa ra vào thời điểm các công ty phát thải lớn nhất thế giới đang chịu áp lực to lớn trong việc đặt ra các mục tiêu phát thải ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phù hợp với Thỏa thuận Paris. Thỏa thuận khí hậu được công nhận rộng rãi là cực kỳ quan trọng để tránh một cuộc khủng hoảng khí hậu không thể đảo ngược.
Chiến lược khí hậu hiện tại của Shell tuyên bố rằng công ty đang hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp không phát thải ròng vào năm 2050, với mục tiêu cắt giảm 45% lượng khí thải CO2 vào năm 2035.
Người phát ngôn của Shell cho biết công ty “hoàn toàn mong đợi sẽ kháng cáo quyết định đáng thất vọng này của tòa án”.
“Chúng tôi đang đầu tư hàng tỷ USD vào năng lượng carbon thấp, bao gồm sạc xe điện, hydro, năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh học”, người phát ngôn cho biết. “Chúng tôi muốn tăng nhu cầu đối với những sản phẩm này và mở rộng quy mô kinh doanh năng lượng mới nhanh hơn nữa”.
Cổ phiếu của Shell giao dịch cao hơn 0,2% tại London. Giá cổ phiếu tăng gần 10% tính đến thời điểm hiện tại, giảm gần 40% vào năm 2020.
Roger Cox, luật sư của các nhà hoạt động môi trường cho biết trong một tuyên bố rằng phán quyết này đánh dấu "một bước ngoặt trong lịch sử".
Trong khi đó, Sara Shaw - điều phối viên chương trình quốc tế Friends of the Earth về pháp lý khí hậu và năng lượng, cho biết: Tổ chức hy vọng phán quyết sẽ “kích hoạt làn sóng kiện tụng về khí hậu chống lại những nguồn gây ô nhiễm lớn để buộc họ ngừng khai thác và đốt nhiên liệu hóa thạch”.
Mark van Baal, người sáng lập nhóm Follow This của Hà Lan, nói với CNBC rằng: Phán quyết của thẩm phán cho thấy “Big Oil không còn có thể gạt bỏ vai trò quan trọng của nó trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu”.
Tại cuộc họp đại hội đồng thường niên của Shell vào tuần trước, các cổ đông đã bỏ phiếu áp đảo ủng hộ các kế hoạch chuyển đổi năng lượng của công ty. Nhưng quan trọng là một thiểu số ngày càng tăng đã bác bỏ chiến lược này, đồng thời khẳng định gã khổng lồ dầu mỏ cần phải làm nhiều hơn nữa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Nhà đầu tư hoạt động Follow This cho biết vào thời điểm đó, kết quả này có thể có nghĩa là Shell sẽ phải điều chỉnh lại các mục tiêu khí hậu của mình một lần nữa.
Theo Reuters, vụ này là vụ đầu tiên mà các nhà hoạt động đưa một công ty năng lượng lớn ra tòa để buộc hãng này phải cải tổ chiến lược khí hậu của mình.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Trang Hoàng
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/2: Tiếp tục phân hóa, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành ngách
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 20/12: Sắc xanh trở lại, thanh khoản giảm mạnh
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/11: Hà Nội rà soát các dự án “đắp chiếu” để chống lãng phí
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 14/11: Bán mạnh trên diện rộng, VN Index giảm sâu
- Thuế 20% trên phần lãi chuyển nhượng bất động sản: Công bằng hơn, nhưng cần thận trọng
- Bộ Tài chính nghiên cứu phương án áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản
- ADB nâng tổng hỗ trợ an ninh lương thực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên 40 tỷ USD đến năm 2030
- Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1