Sản lượng LNG của Nigeria vẫn thấp bất chấp cơn khát của châu Âu
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã “suy giảm kéo dài” kể từ khi NLNG, với công suất 22 triệu tấn/năm, tuyên bố sự kiện bất khả kháng vào tháng 10 năm 2022 do lũ lụt, Ana Subasic, nhà phân tích của Kpler, cho biết.
Kpler nói thêm rằng xuất khẩu LNG của Nigeria đã thấp hơn nhưng ổn định kể từ đầu năm nay.
Subasic cho biết NLNG đã giao 1 triệu tấn LNG cho thị trường toàn cầu với tỷ lệ hiệu dụng 53% trong tháng Giêng.
Tuy nhiên, tình hình dường như đang được cải thiện khi xuất khẩu tăng trở lại 1,07 triệu tấn vào tháng trước, tương đương 63% tổng công suất hàng tháng, sau 4 tháng giảm liên tiếp. Kpler cũng dự báo xuất khẩu LNG của Nigeria sẽ đạt 1,22 triệu tấn vào tháng 3.
Mặc dù Nigeria là nhà xuất khẩu LNG lớn nhất châu Phi và châu Âu đang tìm cách thay thế khí đốt tự nhiên của Nga bằng LNG, Nigeria đã không thể tăng công suất để đáp ứng nhu cầu toàn cầu.
Đất nước này đang bỏ lỡ các cơ hội khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán thị trường sẽ khan hiếm cho đến năm 2026, khi các dự án mới đi vào hoạt động và tình trạng khủng hoảng nguồn cung được giảm bớt.
Không chỉ riêng ở Nigeria, sản lượng đã giảm trên khắp châu Phi. Tại Algeria, Angola, Cameroon, Ai Cập và Guinea Xích đạo, tỷ lệ hiệu dụng đã giảm xuống chỉ còn 58% trong tổng số công suất hóa lỏng 71 triệu tấn một năm.
kinhtexaydung.petrotimes.vn
Đỗ Khánh
- PetroChina thu được dòng khí đầu tiên từ mỏ bị Chevron bỏ rơi ở Trung Quốc
- OPEC hoan nghênh Iran trở lại thị trường dầu mỏ khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ
- Ecopetrol và Repsol công bố phát hiện hydrocarbon ở Colombia
- Nga không có ý định cấm xuất khẩu xăng dầu
- ConocoPhillips mua lại 50% cổ phần của TotalEnergies
- Tổng quan tình hình xuất khẩu thiết bị năng lượng mặt trời của Trung Quốc
- Thỏa thuận trần nợ công Mỹ bất ngờ bao gồm dự án đường ống dẫn khí gây tranh cãi
- Đảng Lao động Anh muốn ngăn các dự án dầu khí mới trên Biển Bắc
- Mức tiêu thụ khí tự nhiên hàng năm của Trung Quốc lần đầu giảm
- Khí đốt đến EU: Nguồn cung thay đổi, rủi ro giữ nguyên?