Phát triển ĐGNK: cần một lộ trình rõ ràng và thực tế hơn
![]() |
Trong quá trình điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương đề xuất phát triển ĐGNK sau năm 2030 nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả triển khai. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc xác định lộ trình rõ ràng ngay từ bây giờ sẽ giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư và thúc đẩy tiến độ triển khai dự án. Một định hướng cụ thể cho giai đoạn 2025 - 2035 sẽ tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam từng bước phát triển ngành ĐGNK, đồng thời thu hút nguồn vốn và công nghệ từ các tập đoàn lớn trên thế giới.
Ông Stuart Livesey, Tổng giám đốc Dự án ĐGNK La Gàn và đại diện của CIP tại Việt Nam, cho rằng để đạt được mục tiêu 6 GW ĐGNK vào năm 2030, các bước chuẩn bị như khảo sát và cấp phép cần được khởi động sớm, lý tưởng là ngay từ năm 2025. Với đặc thù các dự án ĐGNK mất từ 7 - 8 năm từ khi phát triển đến vận hành thương mại, việc đặt mục tiêu sớm sẽ giúp đảm bảo tiến độ và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tham gia thị trường.
Việc xác định rõ lộ trình không chỉ giúp các doanh nghiệp có cơ sở vững chắc để lên kế hoạch đầu tư, mà còn góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Khi thị trường ĐGNK được định hướng rõ ràng với những mục tiêu cụ thể, Việt Nam có thể xây dựng chuỗi cung ứng nội địa mạnh mẽ, tạo việc làm và phát triển công nghệ mới, từng bước đưa ngành năng lượng tái tạo trở thành động lực kinh tế quan trọng.
Để hiện thực hóa chiến lược phát triển ĐGNK, Bộ Công Thương cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế đấu giá điện cạnh tranh và chính sách hỗ trợ nhà đầu tư. Đồng thời, việc thúc đẩy hợp tác với các đối tác toàn cầu và nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng nắm bắt cơ hội, giảm chi phí sản xuất và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Với tiềm năng to lớn và sự quyết tâm từ Chính phủ cùng cộng đồng doanh nghiệp, ngành ĐGNK Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ. Việc xây dựng lộ trình rõ ràng, đẩy nhanh tiến độ khảo sát và triển khai dự án sẽ giúp Việt Nam trở thành trung tâm năng lượng tái tạo trong khu vực, đáp ứng nhu cầu điện sạch trong nước và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn.
Minh Khang
- Tập đoàn Super Energy cung ứng khoảng 1,2 triệu kWh/năm cho lưới điện quốc gia
- LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm
- Dự án 206 triệu USD của Sao Mai Group cung cấp 210 MW điện ra thị trường
- Thực trạng đầu tư vào năng lượng của doanh nghiệp tại Việt Nam
- TS. Dư Văn Toán: Tiềm năng và thách thức của điện rác tại Việt Nam
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 19/3: Tiếp tục giằng co, thận trọng với nhóm cổ phiếu đã tăng mạnh
- Trí tuệ nhân tạo - Động lực cách mạng hóa ngành công nghiệp năng lượng tại Việt Nam và thế giới
- TS. Lê Hồng Nam: Điện mặt trời nổi cung cấp nguồn điện giá rẻ và sạch cho nuôi trồng thủy sản
- Mở rộng điều tra tài nguyên điện năng tái tạo
- Đường sắt Bắc- Nam, điện hạt nhân là tâm điểm của doanh nghiệp Hàn Quốc