OPEC+ nhất trí duy trì chính sách sản lượng dầu hiện có
![]() |
![]() |
![]() |
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Trong cuộc họp trực tuyến ngày 1/2, OPEC+ đã nhất trí duy trì chính sách sản lượng hiện tại. Theo đó, mức cắt giảm 2 triệu thùng/ngày được OPEC+ đưa ra vào tháng 10/2022 sẽ vẫn có hiệu lực cho đến hết năm 2023. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nguồn cung từ Nga không chắc chắn và hy vọng về nhu cầu của Trung Quốc sẽ cải thiện mạnh mẽ.
Ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng (JMMC) của OPEC+ đã xem xét số liệu sản xuất và "tái khẳng định cam kết" tuân thủ hạn ngạch đến hết năm 2023 như đã nhất trí trong cuộc họp lần thứ 33 của OPEC+ vào ngày 5/10/2022 trước đó, OPEC cho biết trong một tuyên bố sau cuộc họp.
Trước đó, tại cuộc họp hồi tháng 10/2022 tại thủ đô Vienna (Áo), các Bộ trưởng năng lượng của OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng khai thác dầu ở mức 2 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 11/2022 cho đến hết năm 2023. Đây là cuộc họp trực tiếp đầu tiên giữa các Bộ trưởng OPEC+ và cũng là lần giảm sản lượng lớn nhất kể từ giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch COVID-19 vào năm 2020. Tuy nhiên, Mỹ và các nước phương Tây phản đối quyết định này.
Khi đó, OPEC+ đã lập luận rằng nguyên nhân dẫn đến cắt giảm sản lượng là vì triển vọng kinh tế toàn cầu suy yếu. Khi các nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu bắt đầu dần phục hồi, OPEC+ cũng đã bắt đầu tăng dần sản lượng từ tháng 4/2021.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Ánh Ngọc
- Nga chuyển hướng thành công hoạt động xuất khẩu dầu thô sang các nước “thân thiện”
- CEO ANZ: Khủng hoảng của ngành ngân hàng đe dọa thị trường tài chính toàn cầu
- EU lên kế hoạch ngăn chặn nhập khẩu LNG từ Nga
- Oman khai thác 29,7 triệu thùng dầu, condensate trong tháng 2
- Thủ tướng Nhật Bản: Nhật vẫn cần nguồn năng lượng của Nga
- Iraq tạm dừng xuất khẩu dầu thô phía bắc sau khi thắng kiện Thổ Nhĩ Kỳ
- Doanh thu xuất khẩu khí đốt từ Azerbaijan đến EU tăng gấp 4 lần
- Rosneft, CNPC thảo luận hợp tác song phương
- Sản lượng dầu khí Na Uy tháng 2 chưa đạt mục tiêu
- Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm gần 40% mức phục hồi nhu cầu dầu năm 2023