OPEC+ khó có thể thay đổi sản lượng khi giá dầu ở khoảng 85 USD/thùng
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Với việc giá dầu đã đạt mức cao nhất là 92 USD và sau đó rơi xuống dưới 80 USD vào tháng 4, tháng giao dịch hiện tại hứa hẹn sẽ bình thường hơn một chút.
Vào lúc 9:18 EDT ngày thứ Sáu (ngày 10/5), hợp đồng tương lai Brent tăng 0,35% tương đương 0,29 USD lên 83,97 USD/thùng, trong khi hợp đồng tương lai West Texas Intermediate (WTI) giao dịch ở mức 79,36 USD/thùng, tăng 0,51% tương đương 0,39 USD.
Ngoại trừ bất kỳ sự kiện không lường trước nào, mức giá này có thể sẽ được duy trì trong tháng tới với các mô hình giao dịch tùy thuộc vào dữ liệu kinh tế vĩ mô và các nguyên tắc cơ bản về cung-cầu.
Về bối cảnh, vào tháng 3, OPEC + đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng dầu "tự nguyện" 2,2 triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối tháng 6 để "hỗ trợ thị trường" - một quyết định mà tổ chức này đã giữ nguyên tại cuộc họp cấp bộ trưởng mới nhất vào ngày 3/4.
Với việc cuộc họp tiếp theo được ấn định vào ngày 1/6, bất kỳ sự thay đổi nào về sản lượng đều khá khó xảy ra.
Mặc dù OPEC+ cũng muốn một mức giá đủ cao, ít nhất là 80 USD trở lên, việc đưa giá dầu lên mức rất cao - chẳng hạn từ 110-125 USD - có thể sẽ làm tổn hại tới tổ chức này. Đó là bởi vì nếu dầu Brent đạt mức cao như vậy, tác động của nó lên lạm phát sẽ ngăn các ngân hàng trung ương toàn cầu cắt giảm lãi suất và duy trì chúng ở mức cao trong thời gian dài hơn. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến nhu cầu dầu, điều mà OPEC+ không hề mong muốn.
Tuy nhiên, giá dầu đã khá ổn định trong tháng này do tồn kho dầu thô thương mại giảm đáng kể, đặc biệt là ở Mỹ. Một số lần tăng giá cũng có thể là do sự lạc quan mới về việc cắt giảm lãi suất bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Fed đã thấy dữ liệu việc làm tích cực và mọi con mắt sẽ đổ dồn vào số liệu GDP quý đầu tiên của Mỹ được công bố lần thứ hai vào ngày 30/5. Với nhiều yếu tố cho thấy việc Mỹ cắt giảm lãi suất chỉ là vấn đề thời gian, tâm lý như vậy đang đè nặng lên đồng đô la và khiến hàng hóa - đặc biệt là dầu mỏ - phần nào trở nên hấp dẫn đối với nhiều nhà giao dịch.
Và theo chuyên gia phân tích của Forbes, khi giá dầu duy trì trong phạm vi từ 80 USD đến 90 USD, OPEC+ khó có thể phàn nàn hay hành động. Một điều khác cần xem xét là các điều kiện thị trường mà chúng ta đang thấy cũng mang lại cho nhóm các nhà khai thác một biện pháp kiểm soát hướng đi của giá dầu thô cả theo hướng giảm và tăng nhờ công suất dự phòng khổng lồ của nó, bất chấp sản lượng của các nước ngoài OPEC đang tăng.
Vì vậy, không có lý do gì khiến OPEC+ muốn thay đổi kế hoạch sản lượng vào thời điểm kinh tế vĩ mô không ổn định. Và rất có thể quyết định này sẽ không xuất hiện vào tháng 6.
Đỗ Khánh
Forbes
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/2: Tiếp tục phân hóa, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành ngách
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 20/12: Sắc xanh trở lại, thanh khoản giảm mạnh
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/11: Hà Nội rà soát các dự án “đắp chiếu” để chống lãng phí
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 14/11: Bán mạnh trên diện rộng, VN Index giảm sâu
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh