Nord Stream 2 được nới lỏng lệnh trừng phạt, nhưng thách thức mới chỉ bắt đầu!

10:01 | 24/05/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 2 nối Nga và Đức sắp hoàn thành, sau khi chính quyền Biden nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với dự án gây bao tranh cãi này. Nhưng những rào cản đáng kể vẫn còn ở phía trước mặc dù nhiên liệu có thể bắt đầu chảy dưới biển Baltic.
Nord Stream 2 được nới lỏng lệnh trừng phạt, nhưng thách thức mới chỉ bắt đầu!
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Tổng thống Biden đã thay đổi lập trường của mình với Nord Stream 2, từ sự phản đối gay gắt của Donald Trump đối với đường ống dẫn này. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt vẫn còn hiệu lực, khiến Nord Stream 2 khó có thể đạt được tất cả các phê duyệt cần thiết để bắt đầu hoạt động. Cuộc bầu cử năm nay của Đức, nơi Đảng Xanh là ứng cử viên để lãnh đạo chính phủ tiếp theo cũng là yếu tố làm mờ đi vấn đề này. Theo tiến độ Nord Stream 2 có thể sẽ hoàn thành ngay trong năm nay.

Kirsten Westphal, nhà phân tích cấp cao tại Viện các vấn đề quốc tế và an ninh của Đức cho biết: “Đó chưa phải là kết thúc của câu chuyện. Câu hỏi bây giờ là khi nào và như thế nào đường ống sẽ hoạt động, khối lượng mà nhà cung cấp sẽ đi qua nó là bao nhiêu".

Quyết định của chính quyền Biden không thực thi các lệnh trừng phạt đối với Nord Stream 2. Việc từ bỏ tránh làm leo thang một cuộc đối đầu với chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel, vốn từ lâu đã lập luận rằng mối liên kết sẽ tăng cường an ninh cho nguồn cung cấp năng lượng của châu Âu.

Việc xây dựng trên đường ống dài 1.230 km đã bắt đầu vào năm 2018 và trở thành nguyên nhân mâu thuẫn chính giữa Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu. Mặc dù quan điểm của Biden cũng giống như Trump, dự án làm suy yếu an ninh châu Âu bằng cách gắn kết lục địa này chặt chẽ hơn với Moscow, ông muốn xây dựng lại liên minh rộng lớn hơn của Mỹ với Berlin.

Bên cạnh đó, sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga có thể không còn rõ rệt như cách đây vài năm. Thị trường khí đốt của khu vực đã trở nên cạnh tranh hơn với sự sẵn có ngày càng tăng của khí đốt tự nhiên hóa lỏng, hay còn gọi là LNG. Gazprom vẫn là nhà cung cấp chính truyền thống cho một số quốc gia Đông và Trung Âu, nhưng Tây Âu lấy khí đốt từ các nguồn bao gồm Na Uy, Qatar và châu Phi.

Bất chấp căng thẳng gia tăng với Nga trong những năm gần đây, sự ủng hộ của bà Merkel đối với Nord Stream 2 vẫn không hề dao động. Tuy nhiên, chức thủ tướng của bà đang ở giai đoạn hoàng hôn và cuộc bầu cử vào mùa thu này có thể là chìa khóa cho tương lai của đường ống. Đảng Greens, dẫn đầu trong một số cuộc thăm dò cho cuộc bầu cử của Đức vào tháng 9, tỏ ra dứt khoát phản đối mối liên kết, mặc dù quá trình xây dựng một liên minh cầm quyền có thể tạo ra một thỏa hiệp.

Bà Merkel cho biết hôm 19/5 rằng: Tổng thống Mỹ đã tiến một bước gần hơn tới Đức trong quyết định dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Trong khi hoan nghênh động thái này, bà đã nhanh chóng chỉ ra rằng lợi ích của Đức trong mối quan hệ với Nga vẫn là một điểm cần thảo luận.

Katja Yafimava, thành viên nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, cho biết: “Chính quyền Biden dường như miễn cưỡng quá mạnh tay, với các biện pháp trừng phạt ở giai đoạn cuối cùng của quá trình hoàn thành đường ống vì nó sẽ hủy hoại mối quan hệ của họ với Đức".

Nga hoan nghênh quyết định của Hoa Kỳ, nhưng chỉ ra rằng Nord Stream 2 vẫn tiếp tục được xây dựng ngay cả trong bối cảnh các hạn chế trước đó.

Tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolay Shulginov cho biết, liên kết khí đốt có thể được hoàn thành trong năm nay. Theo phát ngôn viên của Nord Stream 2, tính đến cuối tháng 3 có 95% đường ống đã hoàn thành. Vào thời điểm đó, khoảng 121 km vẫn còn được xây dựng.

Cho đến nay, Nga đã có thể thay thế các tàu bị trừng phạt, các công ty hậu cần và các nhà cung cấp khác cần thiết cho việc xây dựng. Vẫn chưa rõ liệu nó có thể nhận được dịch vụ xác minh và chứng nhận chuyên biệt cần thiết để vận hành khí dọc theo đường ống hay không.

Báo cáo tiếp theo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về các lệnh trừng phạt sẽ được chuyển đến Quốc hội sau 90 ngày. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cho biết, cả 2 nước nên tận dụng thời gian để thảo luận về các khía cạnh có vấn đề của dự án.

Westphal tại Viện Các vấn đề Quốc tế và An ninh Đức cho biết: “Bây giờ có nhiều cơ hội hơn để điều động và đàm phán, với một chính sách ít đối đầu hơn, có thể tìm thấy nhiều giải pháp chung".

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Trang Hoàng - Thanh Xuân