Nord Stream 1 được gia hạn bảo hiểm sau hư hại do vụ nổ

09:00 | 05/04/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Theo Reuters, ngày 4/4, các công ty bảo hiểm Allianz và Munich Re của Đức đã gia hạn bảo hiểm cho đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 (do Nga kiểm soát) bị hư hại. 5 nguồn tin am hiểu về vấn đề này cho thấy không loại trừ khả năng hồi sinh của Nord Stream 1 sau một cuộc tấn công phá hoại bị cáo buộc.
Dòng khí đốt hướng Đông qua đường ống Yamal - Europe đột ngột giảm mạnhDòng khí đốt hướng Đông qua đường ống Yamal - Europe đột ngột giảm mạnh
Phát hiện dấu vết chất nổ tại đường ống Nord StreamPhát hiện dấu vết chất nổ tại đường ống Nord Stream
Nord Stream 1 được gia hạn bảo hiểm sau hư hại do vụ nổ
Cơ sở hạ tầng của đường ống dẫn khí Nord Stream 1 được chụp ở Lubmin, Đức

Bảo hiểm của 2 trong số các công ty lớn nhất của Đức là rất quan trọng đối với bất kỳ tương lai lâu dài nào của đường ống Nord Stream 1, vốn là tuyến đường chính vận chuyển khí đốt từ Nga tới châu Âu trong 1 thập niên trước, vụ nổ xảy ra vào tháng 9/2022.

Bảo hiểm này trái ngược với lập trường công khai của Đức về việc cắt đứt quan hệ với Moscow, nhưng 1 trong 5 nguồn tin cho biết Chính phủ Đức không phản đối bảo hiểm này. Hầu hết các nhà đầu tư phương Tây đã xóa bỏ cổ phần của họ trong đường ống.

Hai công ty bảo hiểm Munich Re (MUVGn.DE), Allianz (ALVG.DE) và Thủ tướng Đức từ chối bình luận, trong khi Bộ kinh tế cho biết bảo hiểm không chỉ duy nhất hỗ trợ cho Nord Stream 1, mà Chính phủ đã cung cấp trước đây cho đường ống.

Nga có 51% cổ phần trong Nord Stream 1 thông qua một công ty con của tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom (GAZP.MM).

Một số cổ đông người Đức của Nord Stream ủng hộ ít nhất là bảo tồn đường ống bị hư hại trong trường hợp quan hệ với Moscow được cải thiện. Tất cả các nguồn thương mại và ngành bảo hiểm đều từ chối nêu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề.

Chính sách bảo hiểm sẽ bao gồm các thiệt hại đối với đường ống và các vấn đề gián đoạn kinh doanh. Có bảo hiểm cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công việc sửa chữa cần thiết để nối lại nguồn cung cấp khí đốt dưới biển Baltic tới châu Âu.

Trong khi việc nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga bị cấm theo lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU), khí đốt của Nga được phép nhập khẩu. Tuy nhiên, phương Tây đang cố gắng tìm giải pháp thay thế.

Vân Anh