Nhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (25/10 - 31/10): Tồn kho dầu thô ở Bờ Vịnh Hoa Kỳ đột ngột tăng vọt

17:05 | 31/10/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Nga sẽ bán khí đốt cho Moldova thêm 5 năm nữa; Ba Lan đang yêu cầu Nga giảm giá khí đốt theo hợp đồng Yamal; Năng lượng mặt trời bùng nổ bất chấp thảm họa của đại dịch; Tồn kho dầu thô ở Bờ Vịnh Hoa Kỳ đột ngột tăng vọt… là những tin tức nổi bật trên thị trường năng lượng thế giới tuần qua.
Nhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (25/10 - 31/10): Tồn kho dầu thô ở Bờ Vịnh Hoa Kỳ đột ngột tăng vọt
Nhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (25/10 - 31/10/2021). https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

1. Ukraine muốn cạnh tranh với Nga để cung cấp năng lượng cho EU?

Kiev có thể sớm tăng cường xuất khẩu củi sang châu Âu để giúp châu lục này đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt tự nhiên, Giám đốc Trung tâm Chiến lược và Phân tích Ukraine - Igor Chalenko cho biết hôm thứ Sáu 29/10. Ông chỉ ra rằng Ukraine nằm trong số 10 quốc gia có diện tích rừng bao phủ lớn nhất châu Âu.

2. Nga sẽ bán khí đốt cho Moldova thêm 5 năm nữa

Gazprom đã gia hạn hợp đồng cung cấp khí đốt cho Moldova thêm 5 năm kể từ ngày 1/11, công ty khí đốt của Nga cho biết hôm thứ Sáu 29/10. “Gazprom và Moldovagaz đã gia hạn hợp đồng cung cấp khí đốt của Nga cho Moldova từ ngày 1 tháng 11 năm 2021 với thời hạn 5 năm với các điều kiện đôi bên cùng có lợi”, Gazprom cho biết.

3. Ba Lan đang yêu cầu Nga giảm giá khí đốt theo hợp đồng Yamal

"Polskie Gornictwo Naftowe i Gazownictwo đang cố gắng đàm phán lại các điều khoản về giá khí đốt theo hợp đồng dài hạn với Gazprom. Vào ngày 28/10/2021, PGNiG đã nộp một lá thư cho PAO Gazprom và OOO Gazprom để yêu cầu điều chỉnh giá khí cung cấp theo hợp đồng bán khí đốt cho Cộng hòa Ba Lan vào ngày 25/9/1996 (Hợp đồng Yamal) trở về sau, để quá trình đàm phán lại xem xét đến tình hình thị trường hiện tại ", công ty cho biết.

4. Nga tìm cách ràng buộc châu Âu bằng các hợp đồng khí đốt dài hạn

Nga có kế hoạch nối lại các hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn, nhằm ràng buộc các nước châu Âu, theo Yuriy Vitrenko - Chủ tịch Hội đồng quản trị Naftogaz của Ukraine. "Putin không hề giấu giếm ý định sẵn sàng nối lại hệ thống những hợp đồng dài hạn với các nước châu Âu, vì vậy về lâu dài, ông ấy thực sự đang ràng buộc các nước đó và đang toan tính một âm mưu địa chính trị liên quan đến từng quốc gia đó", Vitrenko nói.

5. Gazprom và Moldova đàm phán các điều khoản cung cấp khí đốt mới

Alexey Miller, Phó Thủ tướng Moldova - Andrei Spinu và Giám đốc điều hành Moldovagaz - Vadim Ceban tiếp tục đàm phán các điều khoản trong hợp đồng mới về cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga cho nước cộng hòa này và các vấn đề hợp tác đang diễn ra giữa Gazprom và Moldovagaz. Moldova cần khoảng 1,3 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm. Lượng khí này đang được Gazprom cung cấp và được vận chuyển qua hệ thống trung chuyển khí đốt của Ukraine.

6. Năng lượng mặt trời bùng nổ bất chấp thảm họa của đại dịch

Lĩnh vực năng lượng mặt trời vẫn tương đối ổn định và phát triển mạnh mẽ bất chấp một năm khủng hoảng thực sự tồi tệ đối với thị trường năng lượng. “Điện mặt trời sẽ chiếm ưu thế trong việc bổ sung công suất năng lượng tái tạo” theo báo cáo hàng năm gần đây nhất về năng lượng tái tạo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Ngay cả khi thị trường năng lượng bị thu hẹp do đại dịch coronavirus mới, năng lượng mặt trời vẫn tương đối ổn định và mạnh mẽ.

7. Giá khí đốt tự nhiên ở Châu Âu giảm khi Nga có kế hoạch gửi thêm nhiên liệu

Giá điện và khí đốt tự nhiên của châu Âu giảm sau khi có thêm tín hiệu từ Tổng thống Vladimir Putin rằng: Nga sẽ gửi thêm khí đốt tới châu lục này vào tháng tới. Nhà lãnh đạo Nga đã ra lệnh cho Gazprom PJSC vào hôm 27/10 tập trung vào việc lấp đầy các kho lưu trữ ở châu Âu từ ngày 8/11, một ngày sau khi hoàn tất quy trình ở Nga. Ông cho biết động thái này sẽ giảm bớt tình trạng thắt chặt nguồn cung ở châu Âu, nơi giá cao đang dần “bóp chết” ngành công nghiệp và thúc đẩy lạm phát.

8. Tồn kho dầu thô ở Bờ Vịnh Hoa Kỳ đột ngột tăng vọt

Tồn kho dầu ở Bờ Vịnh Hoa Kỳ đã tăng lên mức cao nhất trong khoảng 10 năm, thêm 20 triệu thùng kể từ đầu tháng. Sự gia tăng Tồn kho dầu ở Bờ Vịnh Hoa Kỳ là do nhu cầu xuất khẩu mạnh hơn từ châu Á, hướng nhiều hơn đến các trung tâm xuất khẩu dọc theo Bờ Vịnh.

Dường như đây là một trong những lý do đằng sau sự sụt giảm đáng kể trong kho dự trữ dầu tại Cushing, Oklahoma - điểm giao hàng cho các hợp đồng Trung gian Tây Texas. Tuy nhiên, sự tích trữ này chỉ là tạm thời, vì các nhà máy lọc dầu bắt đầu tăng cường hoạt động trở lại sau khi kết thúc bảo trì theo mùa. Bloomberg báo cáo.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Chivy (t/h)

vietinbank
ajinomoto