Nhìn lại thị trường năng lượng quốc tế tuần qua

19:00 | 26/06/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Thị trường năng lượng tuần qua với rất nhiều sự kiện đáng chú ý: Mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch vẫn không thay đổi; Nền kinh tế Mỹ phục hồi trở lại thúc đẩy sự lạc quan về giá dầu; Giá dầu có thể lên đến 130 USD/thùng...
Nhìn lại thị trường năng lượng quốc tế tuần qua
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Big Oil đang bị oan

Áp lực từ các tổ chức bảo vệ môi trường, các cơ quan quản lý, và gần đây nhất là các nhà đầu tư đã kết hợp lại khiến hoạt động trở nên khá khó khăn, đối với ngành đang bị coi là "thủ phạm" lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu - ngành công nghiệp dầu mỏ.

Khí thải carbon, vật chất dạng hạt từ quá trình sản xuất, chế biến và sử dụng nhiên liệu hóa thạch chắc chắn là nguồn ô nhiễm không khí đơn lẻ lớn nhất. Hàng tỷ người vẫn đang sẵn sàng sử dụng các sản phẩm của Big Oil hàng ngày, hằng giờ, bao gồm cả những nhà bảo vệ môi trường cấp tiến nhất, điều này nằm ngoài sự chú ý và không được chỉ ra. Rõ ràng rằng bất cứ điều gì Big Oil làm, ngay cả những nỗ lực thực sự để làm sạch hành động của mình, đều sẽ bị coi là "tẩy rửa" và đều bị lên án.

Mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch vẫn không thay đổi

Một thập kỷ trước, nhiên liệu hóa thạch chỉ chiếm hơn 80% mức tiêu thụ năng lượng trên thế giới. Trong 10 năm qua, năng lượng tái tạo đã bùng nổ và các công trình lắp đặt tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục. Nhưng hiện nay, dầu, khí đốt và than đá vẫn chiếm hơn 80% mức tiêu thụ năng lượng, mặc dù tỷ trọng năng lượng tái tạo đang tăng lên trong tổng mức tiêu thụ năng lượng của thế giới.

Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên khắp thế giới vẫn không hề suy giảm bất chấp các cam kết phát thải ròng bằng không, hỗ trợ tăng đáng kể cho năng lượng sạch từ các chính phủ, việc lắp đặt năng lượng mặt trời và năng lượng gió cao kỷ lục trong những năm gần đây.

Đá phiến sét - Điểm đứng "ngọt ngào"

Sau nhiều năm bùng nổ và phá sản gây ra thiệt hại khủng khiếp của ngành công nghiệp dầu mỏ, công nghiệp đá phiến sét dường như đã tìm thấy một điểm đứng ngọt ngào.

Chắc chắn, các nhà khai thác đá phiến đã được hưởng lợi từ việc giá dầu toàn cầu tăng 50% trong năm nay, khi nhu cầu tăng trở lại ở những nơi mà đại dịch đã rút đi. Tuy nhiên, điều quan trọng không kém đối với lợi nhuận của họ là khả năng giữ lại nguồn cung mới, để tránh phải khoan những giếng kém chất lượng hơn mà họ có thể có trong những năm trước đây. Họ đang tiết kiệm tiền mặt thay vì tiêu tiền để tăng sản lượng bằng mọi giá.

OPEC tự tin kiểm soát nguồn cung dầu mỏ toàn cầu

Lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, OPEC có lý do vững chắc để tin rằng quyền kiểm soát của khối này đối với nguồn cung dầu toàn cầu sẽ không bị phá hỏng do sản lượng dầu thô của Mỹ tăng mạnh. Việc kiềm chế liên tục hoạt động khoan trong mỏ đá phiến sét sẽ khiến nỗ lực của OPEC và các đồng minh trong nhóm OPEC+ nhằm quản lý nguồn cung cho thị trường trong năm nay trở thành nhiệm vụ dễ dàng hơn nhiều.

Mỹ đồng ý dỡ bỏ lệnh trừng phạt với dầu mỏ Iran

Mỹ đã đồng ý dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp vận tải và dầu mỏ của Iran, loại bỏ một số quan chức cấp cao khỏi danh sách đen, dẫn lời Mahmoud Vaezi - Chánh văn phòng Tổng thống sắp mãn nhiệm Hassan Rouhani.

"Khoảng 1.040 lệnh trừng phạt từ thời Donald Trump sẽ được dỡ bỏ theo thỏa thuận. Nó cũng đã được nhất trí dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đối với các cá nhân và thành viên vòng trong của nhà lãnh đạo tối cao", Mahmoud Vaezi cho biết thêm.

Nền kinh tế Mỹ phục hồi trở lại, thúc đẩy sự lạc quan về giá dầu

Giá dầu tăng vào đầu ngày 23/6, do triển vọng kinh tế Mỹ sáng sủa hơn, nhu cầu dầu tiếp tục phục hồi ở Mỹ và các nơi khác trên thế giới. OPEC+ đang xem xét đưa thêm sản lượng dầu ra thị trường trong tháng 8, điều này cho thấy tổ chức này tin tưởng rằng nhu cầu phục hồi sẽ hấp thụ thêm nguồn cung.

Giá dầu có thể lên đến 130 USD/thùng

Từ 35 USD/thùng đến 130 USD/thùng, đây là khoảng giá dầu trong vài năm tới mà chúng ta có thể thấy, theo dự đoán của một nhóm kinh doanh hàng hóa. Và tất cả sẽ phụ thuộc vào đỉnh điểm nào đầu tiên: nhu cầu hoặc đầu tư vào sản xuất mới.

Giá dầu thực sự đang diễn biến nhanh hơn bình thường, hậu quả lớn nhất của đại dịch là sự bùng nổ về sự không chắc chắn, khiến cho việc dự báo bất cứ điều gì trở nên khó khăn hơn nhiều so với trước đây. Ngoài ra còn có những thách thức mà quá trình thúc đẩy chuyển đổi năng lượng đang phải đối mặt có thể khiến nó trật bánh hoặc ít nhất là trì hoãn nó. Điều này góp phần vào tương lai không chắc chắn của giá dầu và lập luận cho sự giám sát biến động.

Các hoạt động của Big Oil hướng tới trung hòa carbon

Việc trung hòa carbon của ‘Big Oil’ đang được tiến hành nhanh chóng với một loạt các động thái, như: thay đổi nhân sự cấp cao, các phán quyết của tòa án, dừng việc đầu tư vào khai thác dầu mới… Liệu những hoạt động này có tạo nên hiệu quả đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0?

Các chính sách xanh do một số chính phủ trên thế giới đưa ra đã gây áp lực lên các công ty dầu khí để hạn chế đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch trong thời gian ngắn hạn, trong khi phải suy nghĩ về các dự án năng lượng tái tạo dài hạn hơn để bổ sung vào danh mục đầu tư của họ.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Bảo Vy