Nhà ngoại giao Nga chứng minh tính ưu việt của hợp đồng khí đốt dài hạn

03:03 | 30/12/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Các nước châu Âu mà sở hữu hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn với Nga yên tâm hơn so với các nước phụ thuộc vào thị trường giao ngay, người đứng đầu Bộ phận Hợp tác Kinh tế của Bộ Ngoại giao Nga - Dmitry Birichevsky nói với Sputnik.
Đức đã làm gì để không bị gián đoạn nguồn cung khí đốt?Đức đã làm gì để không bị gián đoạn nguồn cung khí đốt?
Qatar sẽ đầu tư khoảng 60 triệu USD xây dựng đường ống dẫn khí đốt GazaQatar sẽ đầu tư khoảng 60 triệu USD xây dựng đường ống dẫn khí đốt Gaza
Giá khí đốt tại châu Âu bất ngờ đảo chiều tăngGiá khí đốt tại châu Âu bất ngờ đảo chiều tăng
Nhà ngoại giao Nga chứng minh tính ưu việt của hợp đồng khí đốt dài hạn
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

"Đặc thù của lĩnh vực này là cần phải lên kế hoạch trước về sản lượng và địa lý của nguồn cung khí đốt, nhưng nhiều công ty EU đã chuyển hướng sang các thị trường giao ngay. Điều đó đã dẫn đến hậu quả như hiện nay? Các hợp đồng dài hạn cho phép duy trì tính ổn định và cảm thấy yên tâm hơn. Những quốc gia mà ký loại hợp đồng như vậy với Nga cảm thấy thư thái và tự tin hơn những quốc gia phụ thuộc vào thị trường giao ngay,” Birichevsky nói trong một cuộc phỏng vấn.

Châu Âu hiện đang đối mặt với tình trạng giá khí đốt tăng đột biến chưa từng có, với giá khí đốt giao sau đạt mức cao kỷ lục 2.187 USD / 1.000 mét khối.

Bình luận về giá cao bất thường, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh nguyên nhân là do EU quyết định mua trên thị trường giao ngay chứ không phụ thuộc vào các thỏa thuận dài hạn với Nga.

Sự cố của Nord Stream 2

Nhà ngoại giao nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt của Washington đối với dự án Nord Stream 2 chẳng có nghĩa lý gì khi việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt này đã hoàn thành.

"Thành thật mà nói, chúng tôi thấy chính sách trừng phạt của Washington không thiết thực trong khi đường ống dẫn khí Nord Stream 2 đã được xây dựng", nhà ngoại giao nói.

Birichevsky cho biết các hành động của Mỹ chống lại dự án là "đi ngược lại với lợi ích của hầu hết các nước châu Âu".

"Chúng tôi tin việc chứng nhận đường ống dẫn khí đốt, việc đưa vào vận hành và xa hơn nữa là việc sử dụng đường ống sẽ được thực hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật có hiệu lực tại EU", nhà ngoại giao nói.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh