Nhà máy LNG Wheatstone của Chevron hoạt động sản xuất trở lại hoàn toàn
![]() |
![]() |
![]() |
Toàn cảnh cơ sở Wheatstone LNG của Chevron ở bờ biển Pilbara, Tây Úc |
Công nhân bắt đầu đình công 24 giờ vào cuối tuần qua tại các cơ sở LNG Gorgon và Wheatstone của Chevron, chiếm hơn 5% nguồn cung toàn cầu.
Theo các nhà phân tích, các cuộc đình công sẽ hiệu quả nhất trong thời gian ngừng hoạt động vì việc khởi động lại thiết bị cần nhiều công nhân hơn. Nhưng dữ liệu vận chuyển của LSEG Eikon và Kpler cho thấy Wheatstone vẫn tiếp tục xuất khẩu LNG vào thứ Sáu tuần trước bất chấp lỗi kỹ thuật và đình công.
Người phát ngôn của Chevron cho biết trong một tuyên bố gửi qua email: “Trong suốt quá trình xảy ra lỗi kỹ thuật, LNG vẫn tiếp tục được sản xuất với tốc độ khoảng 80% so với thông thường và hoạt động bốc hàng vào tàu vẫn diễn ra”.
"Lịch trình giao LNG không có sự thay đổi nào. Các cơ sở và nguồn cung cấp khí đốt trong nước không bị ảnh hưởng".
Chevron đã yêu cầu tòa án công nghiệp Úc, Ủy ban Công bằng Lao động, can thiệp vào tranh chấp đang diễn ra về tiền lương và điều kiện làm việc nhằm hủy bỏ các cuộc đình công. Ủy ban sẽ tổ chức một phiên điều trần vào thứ Sáu tuần này.
Các cuộc đình công dự kiến sẽ kéo dài đến cuối tháng này nhưng công đoàn Offshore Alliance, một liên minh gồm hai công đoàn, hôm thứ Bảy tuần trước cho biết họ có ý định gửi thông báo tới Chevron để gia hạn kế hoạch ngừng việc.
Hôm thứ Hai 18/9, một quan chức công đoàn cho biết các công nhân dự định kéo dài thời gian đình công thêm hai tuần nữa, tức là cho đến giữa tháng 10.
Quan chức công đoàn này cho biết công đoàn đã nộp thông báo gia hạn đình công cho Chevron vào Chủ nhật 17/9, các cuộc đàm phán hòa giải có thể diễn ra vào thứ Hai và thứ Ba (19/9).
Trước đây, tập đoàn năng lượng lớn của Mỹ này cho biết họ sẽ không đưa ra bình luận về các cuộc đình công nhưng sẽ thực hiện các biện pháp để duy trì hoạt động nếu xảy ra gián đoạn.
Yến Anh
Reuters
- Bộ trưởng Tài chính: Cần tập trung khơi thông những nguồn lực lớn đang bị "kìm kẹp"
- Big Oil nào tiếp quản cổ phần dầu khí ở Angola của TotalEnergy
- Điện Kremlin: Chưa có kế hoạch tăng nguồn cung dầu thô để bù đắp lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu
- Ông lớn Saudi Aramco bước chân vào thị trường LNG quốc tế
- Giá dầu lên quá cao, Ả Rập Xê-út có thể từ bỏ cắt giảm sản lượng sớm hơn dự kiến
- Lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Nga kéo dài đến bao giờ?
- Equinor ký hợp đồng cung cấp khí đốt 5 năm với OMV
- Quyết định khai thác mỏ dầu ngoài khơi của Anh mâu thuẫn với cam kết về môi trường?
- Trung tâm khí đốt trong tương lai của Nga giành được hợp đồng mới với Romania
- Biện pháp dừng xuất khẩu không thành công, Tổng thống Nga Putin tiếp tục ra lệnh ổn định giá nhiên liệu