Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết cuối cùng của dầu mỏ và than đá?

03:00 | 23/05/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Cái chết cuối cùng của dầu mỏ và than nhiệt sẽ không đến từ các nhà môi trường, thậm chí cũng không đến trực tiếp từ năng lượng tái tạo, mà sẽ đến khi các ngân hàng lớn quyết định ngừng tài trợ cho nó, khiến nó "không thể vay vốn cho khai thác và sản xuất".
Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết cuối cùng của dầu mỏ và than đá?
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Hai năm trước, một trong những nhà tài chính lớn nhất về nhiên liệu hóa thạch, Goldman Sachs (NYSE: GS), đã làm nên lịch sử sau khi trở thành ngân hàng lớn đầu tiên của Hoa Kỳ loại trừ tài trợ cho việc khai thác hoặc khoan dầu mới ở Bắc Cực, cũng như các mỏ than nhiệt mới, bất cứ nơi nào trên thế giới.

Chính sách môi trường của GS tuyên bố: Biến đổi khí hậu là một trong những "thách thức môi trường quan trọng nhất của thế kỷ 21" và cam kết giúp khách hàng của mình quản lý các tác động khí hậu hiệu quả hơn, bao gồm cả việc bán các trái phiếu thảm họa liên quan đến thời tiết. Ngân hàng khổng lồ Phố Wall cũng cam kết đầu tư 750 tỷ USD trong thập kỷ tới vào các lĩnh vực tập trung vào quá trình chuyển đổi khí hậu.

Vài tháng sau, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, BlackRock Inc. (NYSE: BLK), tuyên bố ý định tăng các khoản đầu tư ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) của mình lên gấp 10 lần từ 90 tỷ USD lên 1.000 tỷ USD trong khoảng thời gian một thập kỷ.

BlackRock đã tiếp nối điều đó vào năm ngoái, đưa ra một bản cập nhật lạnh lùng về cách tiếp cận tương tác với các công ty, về cơ bản nói rằng họ sẽ từ bỏ phương thức truyền thống là đứng về phía ban giám đốc tại các công ty mà thay vào đó sẽ bắt đầu ủng hộ các nghị quyết của cổ đông.

Lần đầu tiên, các ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới đang ủng hộ các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo nhiều hơn so với những người anh em sử dụng nhiên liệu hóa thạch của họ.

Theo dữ liệu của Bloomberg bao gồm gần 140 tổ chức dịch vụ tài chính trên toàn thế giới, ít nhất 203 tỷ USD trái phiếu và các khoản vay đã được chuyển vào các dự án tái tạo tính đến ngày 14/5, so với 189 tỷ USD dành cho các doanh nghiệp tập trung vào hydrocacbon.

Điều đó đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử của nhiên liệu hóa thạch hiện đại có sự thay đổi lớn đến như vậy. Cái chết cuối cùng của dầu mỏ và than nhiệt sẽ không đến từ các nhà môi trường, thậm chí cũng không đến trực tiếp từ năng lượng tái tạo, mà sẽ đến khi các ngân hàng lớn quyết định ngừng tài trợ cho nó, khiến nó trở nên "không thể vay vốn cho khai thác và sản xuất".

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Trang Hoàng