Nguồn cung khí đốt qua đường ống của Nga sang EU đột nhiên tăng chóng mặt
![]() |
![]() |
![]() |
Một trạm bơm khí ở khu định cư Orlovka của Ukraine, cách cảng Odessa của Biển Đen khoảng 280 km về phía tây, ngày 13 tháng 1 năm 2009. Ảnh Reuters |
Theo phân tích của tờ báo về dữ liệu Gazprom, vận chuyển khí đốt qua Ukraine đến các nước EU và Moldova (vì Gazprom không cung cấp dữ liệu riêng cho Moldova) đạt tổng cộng 1,29 bcm trong tháng 1. Con số này tăng 32% so với lượng bơm qua Ukraine vào tháng 1 năm 2023. Khối lượng còn lại được vận chuyển qua đường ống TurkStream.
Tuyến đường trung chuyển qua Ukraine và nhánh TurkStream ở châu Âu hiện là hai tuyến đường ống duy nhất còn lại đưa khí đốt của Nga đến Trung và Tây Âu. Hợp đồng trung chuyển 5 năm hiện tại giữa Nga và Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm nay. Theo thỏa thuận này, gã khổng lồ năng lượng Gazprom của Nga đã đồng ý cung cấp 65 bcm khí đốt cho EU thông qua Ukraine vào năm 2020 và 40 bcm hằng năm trong khoảng thời gian từ 2021 đến 2024.
Tuy nhiên, khối lượng giao hàng thực tế không đạt được số lượng đã thỏa thuận, sau khi Ukraine đóng cửa trạm bơm chính tại Sokhranovka vào tháng 5 năm 2022, nơi đã xử lý khoảng 1/3 lượng khí đốt của Nga chảy qua đất nước này. Hiện nay chỉ còn trạm bơm ở Sudzha là còn hoạt động.
Trong khi đó, các nhà phân tích nói với Vedomosti rằng một trong những yếu tố khiến EU nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga tăng đáng kể là thời tiết lạnh giá trong khu vực. Điều này đã buộc các quốc gia thành viên phải tăng cường khai thác từ các cơ sở dự trữ khí đốt ngầm lên 1,9 lần. Hiệp hội Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu đã báo cáo trước đó rằng người tiêu dùng EU đã sử dụng hơn 30% lượng khí đốt trong kho dự trữ ngầm trong ba tháng qua.
Yến Anh
RT
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh