Nga, Trung Quốc tranh cãi về giá trong cuộc đàm phán đường ống dẫn khí đốt
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh Reuters |
Theo báo cáo, trước đó, Trung Quốc đã yêu cầu trả mức giá khí đốt chỉ gần bằng mức giá trong nước, và sẽ chỉ cam kết mua một phần nhỏ trong công suất hằng năm theo kế hoạch của đường ống 50 tỷ mét khối khí đốt này.
Nga đã đàm phán trong nhiều năm về việc xây dựng đường ống Power of Siberia-2 để vận chuyển 50 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm từ khu vực Yamal ở miền bắc nước Nga đến Trung Quốc qua Mông Cổ.
Hồi tháng trước, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Nga và Trung Quốc dự kiến sẽ ký hợp đồng “trong tương lai gần” về đường ống dẫn khí đốt Power of Siberia-2.
Nga đã đề xuất tuyến đường ống này từ nhiều năm trước, tuy nhiên kế hoạch đó đã trở nên cấp bách khi Moscow trông chờ vào Bắc Kinh để thay thế châu Âu trở thành khách hàng khí đốt chính của họ.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, Trung Quốc dự kiến sẽ không cần nguồn cung cấp khí đốt bổ sung cho đến sau năm 2030.
Gazprom đã bắt đầu nghiên cứu tính khả thi của dự án vào năm 2020 và đặt mục tiêu bắt đầu cung cấp khí đốt vào năm 2030.
Yến Anh
Reuters
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh