Nga trở thành nhà cung cấp uranium lớn nhất cho Mỹ
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Chỉ riêng trong tháng 11/2023, xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga sang Mỹ đã lên tới 96 triệu USD. Điều đó giúp Nga trở thành nhà cung cấp uranium lớn nhất cho Mỹ lần đầu tiên kể từ tháng 5/2023, khi nguồn cung có giá trị lên tới 177 triệu USD.
Các nhà cung cấp uranium lớn khác cho Mỹ bao gồm Anh và Nhật Bản, với kim ngạch xuất khẩu lần lượt đạt khoảng 48,6 triệu USD và 44 triệu USD trong tháng 11. Nguồn cung từ Bỉ đạt tổng cộng 2,4 triệu USD trong tháng 11, trong khi đó tổng lượng uranium nhập khẩu của Mỹ lên tới gần 191 triệu USD trong tháng 11.
Tuần trước, Bộ Năng lượng Mỹ cho biết các nhà chức trách đang tìm kiếm hồ sơ dự thầu từ các nhà thầu, để giúp thiết lập nguồn cung cấp nhiên liệu uranium trong nước, được làm giàu đến mức cao hơn, để sử dụng cho thế hệ lò phản ứng tiếp theo. Kế hoạch này dự kiến sẽ giúp Mỹ tìm được nhà cung cấp nhiên liệu thay thế, mà hiện chỉ có ở cấp độ thương mại từ Nga.
Vào tháng 12, Hạ viện Mỹ đã thông qua lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga, như một phần của chiến dịch trừng phạt chống lại Moscow vì cuộc xung đột ở Ukraine. Dự luật này phải được Thượng viện thông qua và được Tổng thống ký trước khi trở thành luật.
Theo dữ liệu do Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ theo dõi, các nhà máy điện hạt nhân của nước này đã nhập khẩu khoảng 12% uranium từ Nga vào năm 2022, ít hơn so với 27% từ Canada và 25% từ Kazakhstan. Trong năm 2022, khoảng 5% uranium được sử dụng ở Mỹ có nguồn gốc trong nước.
Yến Anh
RT
- Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi xanh
- PV Power hướng đến mục tiêu tăng trưởng sản lượng phát điện 17% năm 2025
- Hà Nội đẩy mạnh lộ trình chuyển đổi xe buýt sang năng lượng xanh
- Chuyên gia nêu giải pháp phát triển bền vững điện gió
- Đảm bảo an ninh năng lượng - chìa khoá để tăng trưởng bền vững
- Tập đoàn Super Energy cung ứng khoảng 1,2 triệu kWh/năm cho lưới điện quốc gia
- LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm
- Dự án 206 triệu USD của Sao Mai Group cung cấp 210 MW điện ra thị trường
- Thực trạng đầu tư vào năng lượng của doanh nghiệp tại Việt Nam
- TS. Dư Văn Toán: Tiềm năng và thách thức của điện rác tại Việt Nam