Nga "dồn ép bắt" phương Tây nhanh chóng chứng nhận Nord Stream 2
![]() |
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố: “Các cơ quan quản lý của Đức và Ủy ban châu Âu không nên kéo dài thủ tục chứng nhận và cố ý chính trị hóa đường ống. Quá trình chứng nhận phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn hiện hành. ”
Đường ống do công ty khí đốt khổng lồ Gazprom xây dựng - sẽ tăng gấp đôi công suất xuất khẩu của Nga sang Đức, đồng thời bỏ rơi Ukraine.
Đường ống này vẫn đang chờ sự chấp thuận từ các cơ quan quản lý của Đức, mãi đến hè năm nay họ mới đưa ra quyết định.
Dự án này đã gây khó chịu về mặt địa chính trị đối với Mỹ - vốn lo ngại về việc châu Âu trở nên phụ thuộc quá mức vào khí đốt tự nhiên của Nga.
Châu lục này đã phụ thuộc vào Nga với 35% lượng khí đốt tự nhiên và họ đã bị thiếu hụt nguồn cung trong những tháng gần đây vì Gazprom cắt giảm xuất khẩu xuống dưới 5% trong mùa đông này.
Ban đầu, Nord Stream 2 dự kiến sẽ được phê duyệt trước Giáng sinh, nhưng quá trình này đã bị đình chỉ.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga - Sergei Lavrov sẽ gặp người đồng cấp Đức - Annalena Baerbock vào thứ Ba 18/1, trong chuyến thăm và làm việc của bà tới Nga.
Nord Stream 2 dự kiến sẽ là một vấn đề nóng đang được thảo luận, cùng với việc xây dựng hơn 100.000 quân Nga ở gần biên giới Ukraine.
Hôm thứ Hai 17/1, Baerbock đã nhắc lại quy trình chứng nhận đường ống vẫn đang bị trì hoãn, vì nó hiện không tuân thủ luật năng lượng của châu Âu.
Đức đã hỗ trợ Ukraine bằng viện trợ và hậu thuẫn ngoại giao trong mối quan hệ đối đầu với Moscow, kể từ khi Nga chiếm bán đảo Crimea vào năm 2014.
Trong khi đó, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga tiết lộ hôm thứ Hai 17/1 rằng họ chưa đặt bất kỳ công suất nào để bơm khí đốt sang châu Âu thông qua đường ống Yamal vào tháng tới.
Những yếu tố này khiến xuất khẩu của Nga sang khu vực này giảm mạnh trong năm nay.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Yến Anh
- 5 thách thức chính mà ngành năng lượng buộc phải đối mặt (Phần 1)
- Nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh trong 3 năm nữa
- Ả Rập Xê-út sẽ tiếp tục ủng hộ vai trò của Nga trong OPEC+, làm suy yếu nỗ lực của Mỹ
- Romania sẽ cung cấp khí đốt tự nhiên cho Ukraine và Cộng hòa Moldova
- Iran ký hợp đồng dầu "mật" với công ty nước ngoài
- Sản lượng khí đốt tự nhiên của Trung Quốc tăng gần 5%
- Serbia kỳ vọng gì vào cuộc đàm phán khí đốt sắp tới với Nga?
- Việc Iran bơm dầu ra thị trường sẽ ổn định và giảm giá dầu thế giới
- Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (16/5 - 22/5): Đa số khách hàng của Gazprom sẵn sàng thanh toán hợp đồng khí đốt bằng đồng rup và ngoại tệ
- Nga có thể kiếm được mức kỷ lục 100 tỷ USD từ việc bán khí đốt