Nếu cuộc xâm lược quy mô toàn diện xảy ra, có thể đẩy giá năng lượng lên cao hơn nữa khiến các hành động khí hậu đi chệch hướng

10:40 | 28/01/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Các chuyên gia năng lượng ở Kyiv cảnh báo hôm 22/1: Khi căng thẳng tiếp tục gia tăng về việc Nga tăng cường quân sự ở biên giới với Ukraine, EU đang cố gắng giảm bớt lo ngại về những tác động tiềm tàng đối với nguồn cung cấp khí đốt và hóa đơn năng lượng.
Các biện pháp trừng phạt do Mỹ đề xuất có thể khiến Nga mất 50 tỷ USDCác biện pháp trừng phạt do Mỹ đề xuất có thể khiến Nga mất 50 tỷ USD
Mỹ đàm phán với Qatar về LNG trong trường hợp khủng hoảng Nga-Ukraine bùng nổMỹ đàm phán với Qatar về LNG trong trường hợp khủng hoảng Nga-Ukraine bùng nổ
Nếu cuộc xâm lược quy mô toàn diện xảy ra, có thể đẩy giá năng lượng lên cao hơn nữa khiến các hành động khí hậu đi chệch hướng
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Châu Âu vẫn phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga. Quyết định xâm lược Ukraine của Matxcơva có thể làm giảm nguồn cung cấp, gây thêm áp lực lên các hệ thống năng lượng vốn đã căng thẳng khiến giá cả leo thang hơn nữa đẩy các hành động khí hậu đi chệch hướng.

Ủy viên năng lượng EU Kadri Simson đã dành cuối tuần để trấn an các bộ trưởng năng lượng châu Âu đang họp tại Amiens (Pháp) rằng: Nếu điều tồi tệ xảy ra tất cả sẽ ổn!

“Châu Âu có một cơ sở hạ tầng khí đốt mạnh mẽ, đa dạng và có khả năng phục hồi cũng như các quy trình rõ ràng về đoàn kết trong trường hợp khẩn cấp”. Ủy viên năng lượng EU Kadri Simsonnói với các bộ trưởng hôm 22/1. “Nhưng chúng ta cần hết sức cảnh giác, nâng cao khả năng sẵn sàng đối phó với rủi ro và củng cố tình đoàn kết giữa các quốc gia thành viên.”

Năm 2020, nhập khẩu khí đốt của EU giảm 9% so với năm trước và sự phụ thuộc của châu Âu vào Nga giảm một chút. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn là nhà cung cấp hàng đầu của khối, chiếm 43% lượng khí đốt nhập khẩu, tiếp theo là Na Uy và Algeria. Năm quốc gia nhập khẩu ròng lớn nhất là Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Bỉ. Hậu Brexit, Anh đã nhập khẩu 32 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên vào năm 2020, nhiều hơn một chút so với Tây Ban Nha - mặc dù năm ngoái, Vương quốc Anh cung cấp ít hơn 3% lượng khí đốt từ Nga.

Simson muốn đa dạng hóa hơn nữa việc nhập khẩu khí đốt của châu Âu để giảm sự phụ thuộc vào Moscow. Trong những năm gần đây, EU đã tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ và từ các nước khác như Qatar. Hội đồng Năng lượng EU-Hoa Kỳ tại Washington, DC vào tháng 2 có khả năng sẽ bao gồm các cuộc thảo luận xung quanh lựa chọn này. Cải thiện sự phối hợp giữa các nước châu Âu xung quanh kho chứa khí đốt cũng là một ưu tiên của EU.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Chivy

vietinbank
ajinomoto