Mỹ phê duyệt các dự án LNG với công suất kỷ lục

10:23 | 25/06/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Các nhà phát triển dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ đang xúc tiến việc phê duyệt 3 dự án cho xuất khẩu có khả năng xử lý 5,1 tỷ feet khối khí đốt mỗi ngày (bcfd), công suất kỷ lục từ trước đến giờ đối với các dự án LNG mới, theo Reuters.
Đức và Mỹ ký thoả thuận LNG dài hạn, quyết Đức và Mỹ ký thoả thuận LNG dài hạn, quyết "cai nghiện" khí đốt Nga
Tỷ trọng LNG trong thị trường khí đốt toàn cầuTỷ trọng LNG trong thị trường khí đốt toàn cầu
Mỹ phê duyệt các dự án LNG với công suất kỷ lục
Dự án LNG Port Arthur

Mỹ đã trở thành nhà sản xuất LNG lớn nhất thế giới tính theo công suất lắp đặt vào năm 2022 nhờ sự bùng nổ trong xây dựng nhà máy LNG và một thập kỷ gia tăng trữ lượng khí đá phiến. Xuất khẩu LNG của Mỹ đã sẵn sàng đạt 12,1 bcfd trong năm nay và dự kiến sẽ đạt 12,7 bcfd trong năm tới.

Danh sách các dự án tồn đọng do thiếu hỗ trợ tài chính và các hợp đồng dài hạn đang dần thu hẹp. Các nhà phân tích cho rằng nhu cầu đối với loại nhiên liệu này sẽ tiếp tục đưa nhiều dự án được phê duyệt hơn trong năm nay.

"Chúng tôi dự đoán nhu cầu LNG toàn cầu sẽ tăng từ 399 triệu tấn vào năm 2022 lên 627 triệu tấn vào năm 2035, tăng hơn 50%", ông Michael Stoppard, trưởng bộ phận chiến lược khí đốt toàn cầu tại nhà cung cấp dữ liệu S&P Global Commodity Insights, cho biết.

Các nhà phát triển LNG của Mỹ trong năm nay đã phê duyệt việc xây dựng hai dự án gồm: giai đoạn thứ hai của dự án Plaquemines với công suất 1,2 bcfd do Venture Global LNG đầu tư ở Louisiana và dự án Port Arthur với công suất 1,8 bcfd của Sempra Energy ở Texas.

NextDecade Corp cho biết họ dự kiến sẽ phê duyệt giai đoạn đầu tiên của dự án Rio Grande LNG với công suất 2,1 bcfd tại Brownsville, Texas vào cuối tháng. Quá trình sản xuất có thể bắt đầu vào năm 2027.

Một số dự án xuất khẩu LNG khác hy vọng sẽ tìm được đủ khách hàng để có thể khởi công trong năm nay. Các nhà phân tích cho biết hai trong số các dự án tiến gần nhất tới mốc phê duyệt là giai đoạn đầu tiên của dự án ngoài khơi Louisiana của Delfin Midstream với công suất 0,4 bcfd và giai đoạn đầu tiên của dự án Calcasieu Pass 2 (CP2) của Venture Global ở Louisiana với công suất 1,3 bcfd.

Có 4 nhà máy LNG của Mỹ đang được xây dựng, bao gồm dự án Golden Pass do liên doanh QatarEnergy và Exxon Mobil Corp đầu tư ở Texas với công suất 2,4 bcfd, dự án Plaquemines với công suất 2,9 bcfd của Venture Global, dự án Corpus Christi LNG mở rộng của Cheniere Energy Inc với công suất 1,5 bcfd và dự án PortArthur của Sempra.

Khi 4 nhà máy đó đi vào hoạt động từ năm 2024-2028, công suất xuất khẩu LNG của Mỹ sẽ tăng lên 15,3 bcfd vào năm tới và 22,3 bcfd vào năm 2028.

Công suất xuất khẩu LNG hiện tại ở Qatar là 10,1 bcfd và ở Australia là 11,5 bcfd. Con số này đang trên đà tăng lên khoảng 14,3 bcfd ở Qatar với việc mở rộng dự án North Field vào năm 2025 và khoảng 12,2 bcfd ở Australia với việc mở rộng dự án Pluto vào năm 2026.

Đỗ Khánh