Mỹ: LNG có thể bùng nổ cạnh tranh trên quy mô toàn cầu?

10:03 | 02/07/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu đã phục hồi sau cú sốc đại dịch năm 2020 do nhu cầu năng lượng. Khi tiêu thụ LNG và giá giao ngay tăng trong năm nay, xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ đang bùng nổ.
Mỹ: LNG có thể bùng nổ cạnh tranh trên quy mô toàn cầu?
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Trong ngắn hạn, xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ được lập kỷ lục trong năm nay, hưởng lợi từ giá giao ngay mùa hè cao nhất ở châu Á trong ít nhất 6 năm và tồn kho khí tự nhiên rất thấp của châu Âu.

Những điều này đã thúc đẩy châu Âu bổ sung khí đốt tự nhiên sau một mùa đông khắc nghiệt làm cạn kiệt hàng tồn kho khi đợt lạnh giá vào tháng 4 khiến lượng hàng dự trữ rút thêm bất thường.

Hiện tại, các nguyên tắc cơ bản của thị trường cho thấy trong ngắn hạn xuất khẩu LNG của Mỹ tăng mạnh, do nguồn cung của Mỹ đang hấp dẫn đối với người mua. Nhưng LNG của Mỹ hấp dẫn như thế nào trong trung và dài hạn?

Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng của Viện Baker (CES), nguồn cung LNG của Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trên thị trường toàn cầu trong tương lai, nhờ vào ba khía cạnh chính: định giá phi dầu mỏ, động cơ địa chính trị của an ninh năng lượng cho người mua đặc biệt là ở các khu vực châu Âu, và mong muốn của những người mua khác ở châu Á, chuyển từ sản xuất nhiệt điện than sang đốt khí tự nhiên sạch hơn.

Chính quyền Hoa Kỳ trước đây thậm chí còn coi xuất khẩu LNG là “các phân tử của Hoa Kỳ tự do xuất khẩu ra thế giới”, khi 2 năm trước cơ quan này đã phê duyệt các dự án mới nhằm bổ sung thêm năng lực xuất khẩu và hóa lỏng của Hoa Kỳ.

Sự phục hồi của giá dầu trong những tháng gần đây đã làm tăng giá LNG toàn cầu liên quan đến giá dầu thô và khiến nguồn cung liên kết với tiêu chuẩn khí đốt của Hoa Kỳ trở nên hấp dẫn hơn.

Mặc dù chi phí và giá LNG của Mỹ cao hơn, nhưng đối với một số người mua, đặc biệt là ở Trung Âu, việc trả nhiều tiền hơn cho nguồn cung của Mỹ là một mức giá nhỏ hơn phải trả so với việc tiếp tục phụ thuộc vào Nga cho phần lớn khí đốt của họ.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Bảo Vy