Mỹ đề xuất tăng mức tiết kiệm nhiên liệu cho xe ôtô
![]() |
Quy định mới "sẽ khuyến khích các nhà sản xuất sản xuất phương tiện (động cơ đốt trong) phấn đấu đạt được mức tiết kiệm nhiên liệu đáng kể |
Đây là đề xuất của Cục Quản lý An toàn giao thông đường cao tốc Mỹ (NHTSA), tập trung vào những mô hình năm 2027-2032, nhằm nâng Chuẩn Tiết kiệm nhiên liệu bình quân cho phương tiện (CAFE) thêm 2%/năm đối với xe ô tô chở khách và 4%/năm đối với xe tải hạng nhẹ.
Cơ quan này cũng đưa ra đề xuất nâng chuẩn tiết kiệm nhiên liệu cho xe bán tải hạng nặng và xe tải trong giai đoạn năm 2030-2035 thêm 10%/năm.
Vào năm 2022, NHTSA đã thống nhất mức tiết kiệm bình quân cho giai đoạn năm 2024-2026 phải là 49 mpg, do đó nâng chuẩn CAFE thêm 8% vào năm 2024 và 2025 và 10% vào năm 2026.
Nhờ đề xuất mới của NHTSA, chủ sở hữu phương tiện sẽ tiết kiệm được tầm 1.043 USD chi phí nhiên liệu cho mỗi chiếc xe vào năm 2032, còn chi phí nuôi xe thì tăng thêm 932 USD. Ngoài ra, toàn nước sẽ cắt giảm tiêu thụ được 88 tỷ gallon xăng vào năm 2050, theo ước tính của NHTSA.
NHTSA cho biết, quy định này "sẽ khuyến khích các nhà sản xuất sản xuất phương tiện (động cơ đốt trong) phấn đấu đạt được mức tiết kiệm nhiên liệu đáng kể trong khung thời gian đã được thiết lập, giúp cải thiện an ninh năng lượng và giảm ô nhiễm".
Lưu ý, những yêu cầu CAFE không có độ nghiêm ngặt cao như đề xuất tháng 4 của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) về việc cắt giảm lượng khí thải từ ống xả của phương tiện. Do luật của Mỹ, tiêu chuẩn của NHTSA không thể áp dụng cho nhiên liệu xe điện.
EPA đặt tiêu chuẩn cắt giảm được 56% lượng khí thải trong giai đoạn năm 2027-2032, hoặc giảm 13% mức độ ô nhiễm bình quân hàng năm. Vào năm 2032, khi đa số phương tiện mới đều chạy bằng điện, mức cắt giảm khí thải phải là 67%.
Mặt khác, NHTSA đang tìm kiếm bình luận về năm phương án thay thế, trong đó có đề xuất nhằm nâng chuẩn CAFE thêm 6%/năm đối với xe ô tô, và 8%/năm đối với xe tải hạng nhẹ. Theo cơ quan này, cho biết giải pháp thay thế mà họ đưa ra "sẽ đi kèm phí tổn”, nhưng họ “tin rằng thị trường có thể đáp ứng được chúng mà không cần dựa vào sự chấp thuận của người tiêu dùng hoặc tạo ra vấn đề về doanh số bán hàng”.
Trong khi đó, Liên minh Cải tiến ô tô (Alliance for Automotive Innovation), với sự tham gia của nhiều hãng xe lớn như General Motors, Toyota Motor, Volkswagen và nhiều hãng khác, đã yêu cầu EPA giảm nhẹ đề xuất khí thải của mình, vì đây là yêu cầu "phi lý và khó mà đạt được". Ngược lại, Tesla khuyến khích EPA đưa ra yêu cầu nghiêm ngặt hơn nữa. Vào hôm 28/7, liên minh này cho biết đang xem xét đề xuất của NHTSA.
![]() |
![]() |
![]() |
Ngọc Duyên
AFP
- Tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo để ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2030
- Tiềm năng điện gió Việt Nam: Phân bố rõ rệt theo vùng, mở rộng từ đất liền ra biển khơi
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- BB Power Holdings bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
- Hợp tác Năng lượng Xanh Việt - Trung - ASEAN hướng tới Net Zero 2050
- Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi xanh
- PV Power hướng đến mục tiêu tăng trưởng sản lượng phát điện 17% năm 2025
- Hà Nội đẩy mạnh lộ trình chuyển đổi xe buýt sang năng lượng xanh
- Chuyên gia nêu giải pháp phát triển bền vững điện gió
- Đảm bảo an ninh năng lượng - chìa khoá để tăng trưởng bền vững