Mua bán nhà đất nên công chứng hay chứng thực?
![]() |
![]() |
![]() |
Độc giả hỏi:
Chào Luật sư, tôi chưa rõ theo quy định pháp luật khi mua bán nhà đất phải công chứng hay chứng thực?
Cám ơn Luật sư!
Luật sư trả lời:
Luật sư Tạ Quốc Cường, Giám đốc Công ty luật Hợp danh Sự thật trả lời độc giả như sau:
Mua bán nhà đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản (trong trường hợp này không bắt buộc mà theo yêu cầu của các bên).
Nên công chứng hay chứng thực khi mua bán nhà đất?
Tiêu chí | Công chứng | Chứng thực |
Nội dung | Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 thì công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng bằng văn bản. | Căn cứ Khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì UBND cấp xã chứng thực về: - Thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng; - Năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng. |
Giá trị pháp lý | - Hợp đồng được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận khác. - Hợp đồng được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. | - Hợp đồng được chứng thực theo quy định của Nghị định 23/2015/NĐ-CP có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng (không có giá trị chứng cứ chứng minh về nội dung, trừ thời gian, địa điểm hợp đồng chuyển nhượng). |
Nơi thực hiện | Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất được chuyển nhượng. | UBND xã/phường/thị trấn |
Như vậy, từ quy định nêu trên thì "Công chứng" sẽ có những ưu điểm so với "chứng thực"như sau:
- Công chứng:
- Có giá trị pháp lý cao hơn:
+ Có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan;
+ Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật (bên bán phải chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua; bên mua phải trả tiền);
+ Hợp đồng có giá trị chứng cứ;
+ Những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng được công chứng không phải chứng minh.
- Phí công chứng cao hơn.
- Chứng thực:
- Thuận lợi hơn khi thực hiện: Văn phòng công chứng chủ yếu tập trung tại các thành phố nên việc chứng thực tại UBND cấp xã sẽ thuận lợi hơn cho người dân.
- Phí chứng thực ít (50.000 đồng/hợp đồng).
Tuy nhiên, điểm hạn chế của hợp đồng được chứng thực là khi xảy ra tranh chấp thì hợp đồng không có giá trị chứng cứ chứng minh về tình tiết, sự kiện trong hợp đồng mà chỉ chứng minh về thời gian, địa điểm…, khi khởi kiện tại Tòa án nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh tình tiết, sự kiện trong hợp đồng.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật sư Tạ Quốc Cường về vấn đề mà bạn quan tâm, nếu bạn còn những vướng mắc khác xin hãy liên hệ với Luật sư để được giải đáp.
Trân trọng cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục“Luật sư trả lời”!
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH SỰ THẬT | |
Địa chỉ | : Số 8 Ngõ 36 phố Hoàng Ngọc Phách, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội |
Hotline | : 0912.479.766 - 0977.015.320 |
| |
Slogan | “Tôn trọng sự thật” |
https://batdongsan.petrotimes.vn/
PV
- Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
- Luật Đầu tư sửa đổi tạo ‘làn xanh’ cho các dự án công nghệ cao
- RMIT Việt Nam ra mắt Trung tâm nghiên cứu công nghệ mới trong kinh doanh
- AISC 2025 khẳng định vị thế Việt Nam trong ngành AI và bán dẫn toàn cầu
- Sẽ thí điểm, vận hành sàn giao dịch tiền ảo
- TS Tội phạm học Đào Trung Hiếu: Nguy cơ khôn lường từ thông tin xấu, độc trên mạng xã hội
- TS. Tô Văn Trường: Cần có khung pháp lý kiểm soát và định hướng phát triển AI
- Việt Nam sẽ có Hội nghị quốc tế về “Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn 2025”
- Bạo lực với shipper: Lời cảnh báo về sự xuống cấp trong ứng xử xã hội
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh