Một năm nhìn lại trục Tam giác năng lượng Nga - Thổ Nhĩ Kỳ - Mỹ: Thành công của TurkStream

01:01 | 17/01/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Đường ống TurkStream, dự án quan trọng đối với cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, đánh dấu lễ kỷ niệm lần đầu tiên kể từ khi nó cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Âu vào ngày 8 tháng 1 năm 2020.
Nga tăng hơn gấp đôi xuất khẩu khí đốt qua đường ống TurkStream chỉ trong 1 nămNga tăng hơn gấp đôi xuất khẩu khí đốt qua đường ống TurkStream chỉ trong 1 năm
Đường ống TurkStream cung cấp khối lượng khí đốt khổng lồ cho châu Âu trong năm 2020Đường ống TurkStream cung cấp khối lượng khí đốt khổng lồ cho châu Âu trong năm 2020
Một năm nhìn lại trục Tam giác năng lượng Nga - Thổ Nhĩ Kỳ - Mỹ: Thành công của TurkStream
Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan và Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin tại lễ khai trương dự án đường ống Turkstream, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 8/1/2020

Trong đánh giá chung về năm đầu tiên đi vào hoạt động, đường ống này có thể được coi là một thành công cho cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, trong khi những thành tựu của họ dự kiến ​​sẽ tăng nhiều hơn trong những năm tiếp theo.

Thật vậy, sự thành công của TurkStream đã bị nhiều người hoài nghi đặt câu hỏi, đặc biệt là trong những tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, diễn thuyết coi đường ống này là sự thất bại chỉ bắt nguồn từ việc hiểu sai về thực tế địa chính trị trong khu vực và không nắm bắt được chính sách năng lượng và lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ.

Lợi ích, chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ

Đường ống TurkStream phục vụ tốt cho lợi ích quốc gia của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời đưa Nga tiếp cận gần hơn với thị trường châu Âu, mang lại lợi ích kinh tế và chiến lược cho Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ thu được lợi nhuận từ phí vận chuyển, mà đồng thời TurkStream cũng tăng cường an ninh năng lượng cho Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ là nước nhập khẩu ròng khí đốt tự nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu có nguồn cung cấp an toàn. Trong nhiều hoàn cảnh, Nga đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng nước này là một nguồn khí đốt tự nhiên đáng tin cậy, bất chấp một số vấn đề khiến mối quan hệ song phương giữ hai nước gặp rủi ro. Trong bối cảnh này, đường ống TurkStream có tầm quan trọng chiến lược.

Mặc dù tỷ trọng nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga đã giảm, tuy nhiên nó vẫn chiếm khoảng 35% thương mại khí đốt tự nhiên của Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, Nga bảo toàn vị trí là nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên chính của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục là nước nhập khẩu quan trọng thứ hai của Nga.

Do động lực muốn giảm chi phí năng lượng và đa dạng hóa nguồn cung năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường nhập khẩu LNG, đặc biệt là từ Mỹ.

So sánh với năm 2019, tỷ trọng nhập khẩu LNG từ Mỹ tăng 148% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2020. Tuy nhiên, mặc dù nhập khẩu LNG từ Nga vẫn ở mức thấp trong 8 tháng đầu năm 2020, những trong tháng 9 và tháng 10, Thổ Nhĩ Kỳ tăng đáng kể lượng nhập khẩu LNG so với năm 2019, tăng lần lượt là 85% và 143%.

Thực sự, những thay đổi trên của Thổ Nhĩ Kỳ đúng trong bối cảnh chính sách thực dụng của nước này nhằm đảm bảo thị trường, đa dạng hóa các nguồn năng lượng và giảm chi phí năng lượng. Có thể nói Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang tuân theo chính sách cân bằng năng lượng giữa Nga và Mỹ, giúp Thổ Nhĩ Kỳ tối đa hóa lợi ích của mình.

Tuy nhiên, Mỹ đã hiểu sai động thái của Thổ Nhĩ Kỳ và đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với TurkStream, thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2020 (NDAA) và Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA).

Sự phản đối của Mỹ

Để hiểu được sự phản đối của Mỹ đối với TurkStream, điều quan trọng cần nhấn mạnh là trong những năm qua chúng ta đã thấy phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã không hiểu được lập trường và chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nhiều trường hợp, cũng như với dự án TurkStream, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị chỉ trích vì đã chuyển hướng khỏi phương Tây.

Tuy nhiên, đó không phải là trường hợp đáng bị chỉ trích vì Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ thể hiện ý định rời xa phương Tây; họ chỉ đang theo đuổi một chính sách tự chủ và thực dụng hơn giúp Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.

Thật vậy, không có gì ngạc nhiên khi việc Mỹ phản đối TurkStream lại liên quan đến việc bảo vệ lợi ích của chính họ. Cụ thể hơn, lý do đằng sau sự phản đối của Mỹ đối với TurkStream gồm có hai khía cạnh: kinh tế và địa chính trị. Lý do kinh tế chủ yếu liên quan đến thị trường châu Âu.

Đến năm 2030, Mỹ, Nga và Qatar dự kiến ​​sẽ là ba nước thống trị về xuất khẩu LNG và họ sẽ cạnh tranh để giành lấy các thị trường có thể thống trị.

Châu Âu là một trong những thị trường mục tiêu chính của họ và tầm quan trọng của châu lục này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai do tỷ trọng nhập khẩu LNG tại các thị trường châu Âu dự kiến ​​sẽ tăng.

Về góc độ địa chính trị, Mỹ phản đối TurkStream do xung đột quyền lực với Nga. Mỹ bị chi phối bởi lý luận ​​cho rằng TurkStream là dự án địa chính trị do Nga thực hiện nhằm “vượt mặt” Ukraine được phương Tây hậu thuẫn và gia tăng ảnh hưởng ở châu Âu. Tuy nhiên, ngay cả khi những điều này là đúng, thì chúng không phải là lý do chính đằng sau sự phản đối của người Mỹ.

Sự thống trị về năng lượng ở châu Âu sẽ được chuyển thành lợi thế kinh tế chiến lược và ảnh hưởng địa chính trị, và đó chính xác là những gì Mỹ muốn cũng như những gì khiến LNG của Mỹ và Nga đối đầu nhau.

Tại sao thành công?

Chỉ sau một năm hoạt động, để đánh giá chính xác về mức độ thành công của TurkStream không chỉ dựa vào yếu tốa đo lường lượng khí tự nhiên đã được chuyển qua đó. Công suất vận chuyển qua TurkStream tăng lên nhiều năm trôi qua.

Thành công của TurkStream nằm sau thực tế là nó đã giúp cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đạt được mục tiêu của họ. Trong khi TurkStream đã giúp Nga duy trì vị thế thống trị tại thị trường châu Âu, thì nó lại mang lại lợi ích cho Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng của mình. Hơn nữa, TurkStream trở thành trung tâm năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, thành công chính của TurkStream liên quan đến thực tế là việc xây dựng và hoạt động của nó vẫn tiếp tục bất chấp sự phản đối và các lệnh trừng phạt của Mỹ. Theo quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ, TurkStream thực sự đã củng cố quan hệ năng lượng, và Thổ Nhĩ Kỳ có quyền hành động theo ý họ. Do chính sách tự chủ và thực dụng của mình, Thổ Nhĩ Kỳ đã chống lại sức ép của Mỹ và không chấp nhận thỏa hiệp lợi ích quốc gia của mình.

Tuy nhiên, những động thái như vậy của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại LNG giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ khi quan hệ thương mại giữa họ là đôi bên cùng có lợi.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh