Liệu Guyana có thể trở thành quốc gia giàu có nhất Nam Mỹ?
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Sau một loạt các phát hiện dầu lớn trong vùng lãnh hải của mình, quốc gia nghèo khó Guyana ở Nam Mỹ đang nổi lên như một trong những địa điểm khoan dầu ngoài khơi nóng nhất thế giới và là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.
Với hơn 30 phát hiện dầu mỏ quan trọng, hơn 11 tỷ thùng dầu được xác định cho đến nay và sản lượng dầu mỏ cũng như xuất khẩu ngày càng tăng, Guyana đã sẵn sàng để trở thành quốc gia giàu có nhất ở Nam Mỹ - một ngôi vị vốn đã từng thuộc về Venezuela.
Sự phát triển nhanh chóng trong suốt 4 năm qua của lô Stabroek ngoài khơi Guyana, nơi Exxon có hơn 30 phát hiện về dầu mỏ hiện bơm khoảng 400.000 thùng dầu/ngày. Xuất khẩu dầu mỏ cũng đang tăng vọt, theo dữ liệu từ Refinitiv Eikon, Guyana đã vận chuyển trung bình 265.693 thùng dầu/ngày vào năm 2022, nhiều hơn gấp đôi so với mức xuất khẩu 100.645 thùng/ngày trong năm 2021. Châu Âu chính là thị trường tiếp nhận xuất khẩu dầu chính của Guyana trong năm 2022.
Những sự kiện liên quan đến dầu mỏ trên đã đem lại vận may to lớn về kinh tế và tài chính cho Guyana. Trong năm 2020, khi nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới suy giảm vì đại dịch Covid-19 thì Guyana lại nổi lên là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới với tổng sản phẩm quốc nội tăng đáng kể 43,5%. Năm 2022, nền kinh tế nước này tiếp tục tăng trưởng ở mức kỷ lục 62,3% và dự kiến trong năm 2023 sẽ đạt mức tăng trưởng là 37,2%.
Có những lo ngại rằng nguồn tài nguyên dầu mỏ khổng lồ ở đất nước chưa đầy 1 triệu dân này sẽ thúc đẩy nạn tham nhũng và quản lý kém. Điều này sẽ chỉ khiến Guyana trở thành nạn nhân của "lời nguyền dầu mỏ". Guyana đang tỏ ra rất thận trọng về vấn đề này và đề xuất ký lại hợp đồng chia sản phẩm dầu mỏ của Guyana để loại bỏ các điều khoản quá có lợi cho tập đoàn Exxon. Thỏa thuận mới sẽ giúp tăng thu nhập của chính phủ cho bất cứ hoạt động khai thác dầu nào trong tương lai diễn ra bên ngoài lô Stabroek.
Sản lượng dầu ngày càng tăng, dự kiến có thể đạt 1,2 triệu thùng/ngày vào năm 2027 và các phát hiện mới khác sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế của Guyana. Đổi lại, điều đó sẽ tạo nên sự giàu có đáng kể cho quốc gia Nam Mỹ nhỏ bé này. Năm 2023, GDP của Guyana được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo sẽ đạt 16,3 tỷ USD, có nghĩa là nền kinh tế của Guyana vẫn nhỏ hơn đáng kể so với các đối thủ nặng ký ở Nam Mỹ như Brazil với GDP 2.000 tỷ USD, Argentina với 641 tỷ USD và Chile với 659 tỷ USD.
Ánh Ngọc
Oilprice.com
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh