Libya: Chính quyền miền Đông dọa phong tỏa hoạt động xuất khẩu dầu mỏ

07:52 | 26/06/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Hôm thứ Bảy 24/6, các nhà chức trách tại miền Đông Libya đã đe dọa phong tỏa hoạt động xuất khẩu dầu, do liên quan đến vấn đề sử dụng doanh thu năng lượng của Chính phủ Tripoli.
Sri Lanka tiếp tục dùng chè để trả nợ dầu mỏ cho IranSri Lanka tiếp tục dùng chè để trả nợ dầu mỏ cho Iran
Cháy bồn nhiên liệu tại kho chứa dầu thuộc vùng Voronezh của NgaCháy bồn nhiên liệu tại kho chứa dầu thuộc vùng Voronezh của Nga
Libya: Chính quyền miền Đông dọa phong tỏa hoạt động xuất khẩu dầu mỏ
Một nhà máy lọc dầu bên trong khu liên hợp dầu Brega, ở Brega, miền Đông Libya

Các nhà chức trách đã cáo buộc hàng tỷ đô la đã bị lãng phí mà các dịch vụ không thực sự được cung cấp, Hãng Reuters đưa tin.

Libya đã rơi vào thế bế tắc chính trị kể từ năm ngoái, khi quốc hội ở miền Đông Libya bác bỏ Chính phủ Thống nhất Quốc gia lâm thời ở Tripoli và chỉ định một chính quyền mới mà không thể tiếp quản ở thủ đô.

Chính phủ Ổn định Quốc gia được thành lập vào tháng 3/2022, do Osama Hamada lãnh đạo và được Hạ viện và Quân đội Quốc gia Libya hỗ trợ, nhưng không được quốc tế công nhận.

“Nếu cần thiết, Chính phủ Libya sẽ treo cờ đỏ và ngăn chặn dòng dầu khí cũng như ngừng xuất khẩu bằng cách ban hành lệnh tuyên bố tình trạng bất khả kháng”, chính phủ cho biết.

“Chúng tôi có thể nhờ đến cơ quan tư pháp Libya để chỉ định một người bảo vệ tư pháp đối với các quỹ dự trữ”, chính phủ cho biết thêm.

Các cuộc phong tỏa dầu thường xảy ra ở Libya kể từ cuộc nổi dậy do NATO hậu thuẫn năm 2011 dẫn đến nhiều năm chiến tranh và hỗn loạn, với cả các nhóm địa phương và các phe phái lớn cắt nguồn cung như một chiến thuật chính trị.

Cuộc phong tỏa lớn cuối cùng đã được giải quyết vào năm ngoái khi chính quyền Tripoli bổ nhiệm một người đứng đầu mới của Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia (NOC) người được cho là thân cận với chỉ huy phía đông Khalifa Haftar.

Ngoại giao để có một giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột ở Libya thường phải nhờ tới các cuộc bầu cử quốc gia - cuộc bầu cử mà tất cả các bên đều công khai tán thành.

Hôm thứ Năm 22/6, một tòa án ở miền Đông Libya đã phán quyết, chính quyền miền Đông đã thắng kiện NOC, cho phép họ kiểm soát các tài khoản của công ty.

Các cuộc xung đột trước đây ở Libya chủ yếu tập trung vào việc giành quyền kiểm soát nguồn thu năng lượng đáng kể của nước này, nguồn thu nhập chính của nhà nước.

Theo các thỏa thuận được quốc tế công nhận, NOC là công ty khai thác và xuất khẩu dầu hợp pháp duy nhất của Libya và doanh số bán dầu phải được chuyển qua Ngân hàng Trung ương Libya.

Yến Anh

Reuters