Không chỉ năng lượng mà còn là văn hóa xanh

16:20 | 16/11/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan trong lĩnh vực năng lượng đã có nhiều kết quả hết sức tích cực sau 2 lần tổ chức Diễn đàn năng lượng từ năm 2015 đến nay. Nhiều tập đoàn năng lượng Thái Lan đã và đang đầu tư thành công tại Việt Nam như Super Energy, Eastern Power, Gulf Energy...

Dự án tiêu biểu của các nhà đầu tư Thái Lan là BOT Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị, Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam… Ngoài ra, các doanh nghiệp Thái Lan đã và đang đầu tư vào nhiều dự án xây dựng nhà máy điện gió, điện mặt trời, điện khí, nhiệt điện tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam. Trong đó, Super Energy nổi lên là nhà đầu tư ngoại lớn nhất ở trong nước.

Từ năm 2017, Tập đoàn Super Energy bắt đầu tham gia vào thị trường Việt Nam, một phần trong tham vọng trở thành tập đoàn sản xuất năng lượng sạch hàng đầu ASEAN, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững và môi trường xanh sạch.

Super Energy được thành lập tại Thái Lan vào năm 1994. Đến 2005, Tập đoàn Super Energy niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET), hoạt động kinh doanh tập trung vào cung cấp điện năng lượng tái tạo, bao gồm: điện mặt trời, điện gió và điện từ rác.

Super Energy mở rộng đầu tư vào Việt Nam ngành năng lượng xanh như điện gió và điện năng lượng mặt trời. Đến nay, Super Energy đã phát triển thành công 9 dự án điện mặt trời với tổng công suất lắp đặt là 836,72 MWp và 5 dự án điện gió với tổng công suất 471 MW trải dài từ Nam Bộ đến Tây Nguyên, góp phần nâng cao tỉ lệ cung ứng điện năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện ở Việt Nam. Điển hình là cụm ba nhà máy điện mặt trời tại Bình Phước gồm Lộc Ninh 1, Lộc Ninh 2 và Lộc Ninh 3 là tổ hợp có quy mô lớn nhất với tổng công suất 550MWp.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết chỉ xin được đề cập đến một khía cạnh khá ấn tượng mà một nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam. Đó là mục tiêu phát triển bền vững - mục tiêu Xanh.

Không chỉ năng lượng mà còn là văn hóa xanh

Đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam và cho rằng Việt Nam là một thị trường có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực năng lượng với khả năng sinh lợi cao, bên cạnh mục tiêu sản xuất kinh doanh, Super Energy còn đưa ra những cam kết mục tiêu về sự phát triển bền vững, góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường bao gồm: Bảo vệ an toàn, sức khỏe, tôn trọng đối xử bình đẳng giới và phúc lợi cho người lao động; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với địa phương, với cộng đồng; Bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí thải, tái sử dụng và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch và chia sẻ kiến thức ngành; Phát triển kinh tế địa phương.

Những mục tiêu Super Energy đưa ra khi đến với Việt Nam hoàn toàn nằm trong 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDG) được Liên Hợp Quốc thông qua năm 2015.

Không chỉ năng lượng mà còn là văn hóa xanh

Là tập đoàn phát triển về năng lượng sạch, Super Energy ý thức được rằng bất kỳ hoạt động sản xuất nào cũng có những tác động nhất định đến môi trường xung quanh. Vì thế, Super Energy luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Super Energy coi đây là trách nhiệm của doanh nghiệp với sự phát triển đối với đất nước mà mình đến đầu tư - Việt Nam. Định hướng xây dựng và phát triển kinh doanh của Super Energy là gắn kết hài hòa giữa mục tiêu kinh doanh với trách nhiệm xã hội tất cả địa phương mà Super Energy đặt chân đến như TP HCM, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Phước, Phú Yên, Gia Lai, Ninh Thuận, Bình Thuận và tương lai chắc rằng sẽ mở rộng hơn nữa.

Không chỉ năng lượng mà còn là văn hóa xanh
Không chỉ năng lượng mà còn là văn hóa xanh

Đi cùng với mỗi dự án năng lượng tái tạo thường kéo dài ít nhất 20 năm, Tập đoàn Super Energy đã bắt tay vào nghiên cứu các dự án phát triển nông nghiệp phù hợp với địa lý và tình hình kinh tế của từng địa phương. Mục tiêu hướng đến là gắn kết sự phát triển của Tập đoàn với sự phát triển chung của nền kinh tế tại địa phương cũng như của cả nước. Ngoài ra, Tập đoàn ưu tiên lựa chọn các đối tác cung cấp dịch vụ tại địa phương sử dụng cho các nhà máy.

Không chỉ năng lượng mà còn là văn hóa xanh

Super Energy phát triển đội ngũ lao động đa dạng, đa quốc tịch, tôn trọng sự khác biệt, không phân biệt đối xử giữa các vùng miền và bình đẳn giới. Quyền lợi của người lao động luôn được đặt lên hàng đầu và tuyệt đối tuân thủ theo luật lao động của nước sở tại. Ghi nhận và trân trọng sự nỗ lực của tất cả nhân viên cho sự phát triển của công ty và cộng đồng, và từng cá nhân sẽ nhận được những gì xứng đáng với họ, đó là chính sách tiền lương và khen thưởng. Phát triển nhân sự nội lực, xây dựng đội ngũ quản lý kế thừa thông qua các hoạt động đào tạo nội bộ và bên ngoài cho nhân viên thường niên. Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và được chăm sóc sức khỏe.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/10/2023, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt hơn 25,76 tỷ USD trong 10 tháng qua, tăng 14,7% so với cùng kỳ; giải ngân ước đạt khoảng 18 tỷ USD. Tính lũy kế đến ngày 20/10, cả nước có 38.622 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 460,07 tỷ USD.

Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới, do vậy việc chuyển giao công nghệ thông qua các dự án có vốn FDI để tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của các nước phát triển là một trong những mục tiêu quan trọng trong thu hút FDI. Chính phủ đã và đang đưa ra những chính sách thu hút nguồn vốn FDI có chọn lọc, ưu tiên những doanh nghiệp FDI có công nghệ tiên tiến và sẵn sàng chia sẻ, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước. Loại hình doanh nghiệp công nghệ xanh với mục tiêu xanh và sẵn sàng chia sẻ như Super Energy chính là loại hình chúng ta cần khuyến khích đầu tư.

Từ nhiều năm qua, chính phủ Thái Lan đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi, có các chính sách tập trung vào thúc đẩy đầu tư R&D; khuyến khích các hoạt động chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng; hỗ trợ, khuyến khích đầu tư công nghệ vào các ngành trọng điểm; hỗ trợ doanh nghiệp Thái Lan đầu tư ở nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên thị trường quốc tế. Là một tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu của Thái Lan, Super Energy xác định đầu tư vào Việt Nam là phải gắn kết hài hòa giữa mục tiêu kinh doanh với bảo vệ môi trường và nâng cao trách nhiệm xã hội. 5 năm qua, mục tiêu này của Super Energy đã trở thành điểm sáng ấn tượng mang lại sức lan tỏa tích cực từ khu vực kinh tế FDI tại Việt Nam.

Không chỉ năng lượng mà còn là văn hóa xanh

Ông Supa Waisayarat, Giám đốc quốc gia tại Việt Nam của Super Energy khẳng định, Tập đoàn Super Energy luôn có nhiều hoạt động thiết thực, hướng đến sự phát triển bền vững, góp phần giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên xanh, coi đây là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sự phát triển đất nước Việt Nam. Toàn bộ đội ngũ tại Super Energy, từ lãnh đạo đến mọi nhân viên, luôn ý thức về trách nhiệm của chúng tôi đối với cộng đồng địa phương, cho dù chúng tôi ở đâu. Ông nói: “Tập đoàn Super Energy không chỉ là doanh nghiệp về năng lượng mà chúng tôi còn đại diện cho thế hệ ‘văn hóa xanh’”.

Không chỉ năng lượng mà còn là văn hóa xanh

Chủ tịch Tập đoàn Super Energy - ông Jormsup Loychaya.

Chủ tịch Tập đoàn Super Energy - ông Jormsup Loychaya cho biết: “Tập đoàn Super Energy của chúng tôi đã đầu tư vào Việt Nam 2 tỷ USD trong vòng 5 năm qua. Chúng tôi có nhiều nhà máy năng lượng mặt trời lớn ở 7 tỉnh và 5 nhà máy điện gió ở 5 tỉnh tại Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng cam kết và đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam. Công nghệ đang phát triển rất nhanh và Super Energy mong muốn có thể mang công nghệ đến để giúp Việt Nam chạm tới ước mơ của mình. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền ở Việt Nam, từ trung ương đến địa phương. Tôi rất mong chúng ta có thể hợp tác cùng nhau lâu dài”.

Với tốc độ phát triển như hiện nay và tương lai, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng với tốc độ cao (8,5%/năm đến 2030 và 4%/năm giai đoạn 2031- 2045). Vì vậy, nguồn điện phải tăng cao đáp ứng nhu cầu. Dự báo năm 2045 điện thương phẩm phải đạt 886 tỷ kWh. Dự thảo Quy hoạch điện đã điều chỉnh để phù hợp với cam kết trung hòa các bon của Việt Nam vào năm 2050, trong đó, nguồn năng lượng tái tạo (không kể thủy điện) sẽ đóng góp 32% vào năm 2030 và 58% vào năm 2045.

Để phát triển tốt NLTT, cần xây mới các đường truyền tải với sự đóng góp của đầu tư tư nhân. Cơ cấu nguồn điện cũng phải đa dạng, tính đến lưu trữ, sản xuất các loại nhiên liệu mới như hydro “xanh”, Amoniac - NH3 nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Hải Minh