Iraq bị thiếu điện trầm trọng do Iran giảm xuất khẩu khí đốt
Rất nhiều các quốc gia từ Mỹ đến Trung Quốc đều mua dầu của Iraq trong tháng 11 |
OPEC: Iraq giảm sản lượng dầu nhiều nhất trong tháng 11 |
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Iraq đang nhận 5 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày kể từ khi Iran cắt giảm xuất khẩu hằng ngày từ mức 50 triệu mét khối vào hai tuần trước, Ahmed Moussa, phát ngôn viên của Bộ Điện lực Iraq, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Ông Ahmed Moussa nói, Chính phủ Iran thông báo với Iraq rằng họ sẽ giảm nguồn cung khí đốt cho Iraq xuống 3 triệu mét khối mỗi ngày kể từ Chủ nhật 27/12, nhưng vẫn chưa thực hiện động thái.
Iran bắt đầu cắt giảm xuất khẩu sang nước láng giềng, nước sản xuất dầu lớn thứ hai của OPEC, sau khi Iraq chậm trễ thanh toán tiền khí đốt cho Iran. Moussa cho biết Iraq nợ khoảng 2,7 tỷ USD tiền hóa đơn chưa thanh toán.
Người phát ngôn Bộ Điện lực Iraq cho biết, Bộ trưởng Năng lượng Iran Reza Ardakanian sẽ gặp các quan chức Iraq tại Baghdad vào thứ Ba 29/12 để thảo luận về vấn đề này.
Moussa cho biết sản lượng điện của họ đã giảm khoảng 7 gigawatt do việc hạn chế nguồn cung khí đốt của Iran. Baghdad và các địa điểm trung tâm khác bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng thiếu điện.
Mặc dù nguồn cung cấp khí đốt của Iran cho Iraq bị gián đoạn, tuy nhiên việc nhập khẩu điện của nước này vẫn diễn ra bình thường.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Yến Anh
- 6 dự án trọng điểm của Hà Nội bao giờ "về đích"?
- Chủ tịch UBND TP HCM phê bình 4 ban quản lý dự án vì giải ngân đầu tư công chỉ đạt 18,1%
- Giải ngân các công trình giao thông vận tải: Có những dự án chỉ đạt 0%
- Bộ Tài chính công bố danh sách 4 doanh nghiệp được cấp phép xếp hạng tín nhiệm
- Bảo hiểm PVI tiếp tục ghi danh trên bản đồ giải thưởng khu vực
- Ngân hàng Shinhan Việt Nam và Tổng công ty Bảo hiểm PVI ký kết hợp tác chiến lược
- PVIF: Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2024 tăng mạnh, đạt hơn 30 tỷ đồng
- BIC chi trả 1,9 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng tại Hà Nội
- FED sẽ hạ lãi suất mà không cần lạm phát về mốc mục tiêu 2%
- [PODCAST] Tăng trưởng GDP vượt kỳ vọng