Giá kim loại ngày 12/4: Giá bạc và bạch kim có sự trái ngược nhau?

12:58 | 13/04/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Trên thị trường kim loại quý, giá bạc đóng cửa cao hơn gần 3% lên 25,7 USD/ounce. Trái lại, giá bạch kim giảm nhẹ 0,6% về 972,4 USD/ounce. Phần lớn các mặt hàng kim loại quý đều nhận được sức mua lớn nhờ vai trò trú ẩn an toàn trong bối cảnh lạm phát trên toàn cầu ngày một leo thang.
Giá kim loại ngày 7/4: Các kim loại quý lấy lại sắc xanhGiá kim loại ngày 7/4: Các kim loại quý lấy lại sắc xanh
Giá kim loại ngày 5/4: Giá kẽm tăng lên mức kỷ lục?Giá kim loại ngày 5/4: Giá kẽm tăng lên mức kỷ lục?
Giá kim loại ngày 4/4: Sắc đỏ bao trùm mặt hàng kim loại quýGiá kim loại ngày 4/4: Sắc đỏ bao trùm mặt hàng kim loại quý
Ảnh minh họa.https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Ảnh minh họa.https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Không chỉ Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mới được công bố của Mỹ cũng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, và 1,2% so với tháng 2, vượt dự đoán của các chuyên gia và vẫn mạnh nhất trong vòng 40 năm. Chỉ số CPI lõi (ngoại trừ chi phí năng lượng và thực phẩm) tăng 0,3% so với tháng 2, thấp hơn mức dự báo.

Mức chênh lệch lớn giữa hai chỉ số này cho thấy áp lực lạm phát của Mỹ vẫn bắt nguồn từ sự leo thang của giá năng lượng và thực phẩm. Tin tức tiêu cực này khiến cho triển vọng tăng trưởng của Mỹ cũng đi xuống và kéo theo sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Mỹ.

Dòng vốn vì vậy mà phân bổ vào các thị trường trú ẩn an toàn hàng đầu như vàng, bạc và trái phiếu. Giá bạch kim không giữ được sắc xanh bởi nhiều khả năng giá năng lượng tăng cao sẽ làm giảm sức mua xe ô tô mới, và trực tiếp làm ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ bạch kim trên toàn cầu.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, phần lớn các mặt hàng đã khôi phục lại sắc xanh. Giá đồng tăng 1,6% và lấy lại mức 4,71 USD/pound, giá quặng sắt cũng tăng 2,5% lên 155,6 USD/pound. Ngoài ra, phần lớn các mặt hàng khác trên Sở LME cũng nhận được sức mua lớn trong phiên hôm qua.

Áp lực lạm phát gia tăng khiến cho các loại nguyên vật liệu đầu vào thiết yếu như kim loại trở nên giá trị hơn. Không chỉ chi phí sản xuất tăng, áp lực gián đoạn trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu cũng khiến cho các mặt hàng kim loại này khó tới tay người tiêu dùng hơn.

Trên thị trường thép nội địa, các doanh nghiệp vẫn giữ nguyên mức giá niêm yết trong gần một tháng qua.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Đức Huy

Tin: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam(Mxv)