Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội Phan Đức Hiếu:

Đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5% là hợp lý

11:15 | 19/06/2024

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Trao đổi với PetroTimes, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu cho rằng, do mặt hàng phân bón không phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT/VAT) nên các chi phí đầu vào để sản xuất ra mặt hàng này không được khấu trừ về thuế. Đây chính là một điểm gây bất lợi cho doanh nghiệp và làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh.
Đã đến lúc không thể không sửa đổi Luật 71Đã đến lúc không thể không sửa đổi Luật 71
Cần sửa đổi Luật Thuế GTGT để giải quyết các bất cập trong thực tiễnCần sửa đổi Luật Thuế GTGT để giải quyết các bất cập trong thực tiễn
Đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5% là hợp lý
Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu

Chiều 17/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế GTGT (sửa đổi), dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT.

Góp ý dự Luật Thuế GTGT (sửa đổi), nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn về việc ban soạn thảo cần xem xét, việc đưa phân bón, máy móc nông nghiệp về đối tượng chịu thuế GTGT 5% đã hợp lý chưa? Trao đổi với PetroTimes về vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc đưa mặt hàng phân bón từ diện không chịu thuế GTGT vào đối tượng chịu thuế GTGT 5% như tờ trình của Chính phủ là quyết định đúng đắn, hợp lý.

Bởi theo ông Hiếu, về mặt cảm quan, tăng thuế sẽ làm tăng giá sản phẩm, nhưng thực tế có thể không như vậy. Ví dụ, hiện nay doanh nghiệp không được khấu trừ thuế VAT đầu vào nên họ phải tính vào giá thành sản phẩm. Nếu đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT, doanh nghiệp được khấu trừ và chi phí sản xuất giảm nên họ có dư địa lớn để cạnh tranh, giảm giá.

“Sự điều chỉnh này hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả cho ngành nông nghiệp để mọi người trong ngành đều được hưởng lợi tốt nhất, chứ không đơn thuần là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hay tăng giá, giảm giá”, ông Hiếu nhận định.

Giải thích thêm về điều này, ông Hiếu nói, "Tại sao trước đây phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, nay đưa vào đối tượng chịu thuế và áp thuế 5% lại có lợi hơn? Chúng ta hình dung ra, trước đây đối với nhóm mặt hàng này không chịu thuế nên hậu quả là các chi phí sản xuất ra mặt hàng phân bón không được khấu trừ về thuế, chính lại là một điểm gây ra bất lợi cho doanh nghiệp và làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh".

Ông Hiếu lấy ví dụ, giả sử mặt hàng phân bón được đánh thuế 5% nhưng mà chi phí đầu vào áp với mức thuế VAT 8% đang được hưởng ưu đãi, thì được khấu trừ là 8%; đầu ra trả thêm 5% nhưng đầu vào họ được khấu trừ 8%. Như vậy, thấy ngay một điểm là chi phí sản xuất về mặt lý thuyết doanh nghiệp đã có lợi hơn một khoản chênh từ 2% đến 3% để giảm chi phí sản xuất, nên đây là một quyết định rất có lợi.

Ông Hiếu cho biết thêm, "Trong quá trình thẩm tra tờ trình, nhiều đại biểu cho rằng việc đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế GTGT 5% thì có nguy cơ làm tăng giá phân bón, về ý kiến này, ông Hiếu không hoàn toàn nhất trí. Bởi theo ông Hiếu, chúng ta phải phân biệt được chi phí sản xuất ra sản phẩm và giá bán là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế và đánh mức thuế 5% thì hiện nay cho thấy có lợi cho doanh nghiệp và về mặt lý thuyết là sẽ giảm được chi phí sản xuất ra mặt hàng phân bón, như vậy sẽ giảm chi phí sản xuất, góp phần giảm giá bán. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm thì đây là một cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp giảm giá bán, tăng năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.

Còn về phương án áp thuế 0% đối với phân bón, ông Hiếu phân tích, "Ban đầu quả thật tôi cũng nghĩ tại sao lại áp thuế suất 5% mà không áp thuế suất là 0%. Nếu như chúng ta đặt mục tiêu là làm sao mức thuế phù hợp nhất để có lợi cho bà con nông dân, người sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, xét như bình thường, chỉ với sản xuất trong nước thì rõ ràng mức thuế 0% sẽ có lợi hơn so với 5%. Khi đó đầu ra không tăng nhưng đầu vào được khấu trừ thuế, qua đó tăng giá trị tiết giảm chi phí sản xuất và làm gia tăng cơ hội để giảm giá thành. Nhưng nếu nhìn rộng hơn là mặt hàng phân bón không phải là chỉ có sản xuất trong nước mà còn phải cạnh tranh với cả sản phẩm phân bón nhập khẩu vào Việt Nam. Nên khi phân tích hai phương án này thì chúng ta thấy, nếu áp dụng thuế 0% thì doanh nghiệp trong nước có cơ hội để giảm giá bán do giảm giá thành sản xuất nhưng các sản phẩm nhập khẩu thì năng lực cạnh tranh vẫn giữ nguyên nên mặc dù dư địa để nâng cao năng lực cạnh tranh là có nhưng theo tôi sẽ nhỏ hơn trong trường hợp áp dụng mức thuế 5%. Khi đó phân bón nhập khẩu cũng phải chịu thuế 5% và như vậy họ buộc phải tính toán chi phí và giá bán tăng thêm 5%. Do đó, nhìn rộng hơn thì áp dụng thuế 5% còn làm gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất trong nước, qua đó vừa thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất trong nước mà vẫn đảm bảo được mục tiêu giảm giá bán".

“Khi phân tích hai phương án này thì cá nhân tôi cho rằng, là nếu như nhìn ở bình diện lớn hơn thì đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế GTGT và áp mức thuế 5% là phù hợp, có lợi hơn so với phương án 0%”, ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.

Đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5% là hợp lý
Các chi phí đầu vào để sản xuất ra mặt hàng phân bón không được khấu trừ về thuế gây bất lợi cho doanh nghiệp , làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh/ Ảnh minh họa

Trước đó, với mong muốn giúp nông dân có thể tiếp cận được nguồn phân bón giá rẻ, chất lượng, Luật số 71/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 đã quy định mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Tuy nhiên, qua thực tế, chính sách này lại làm cho doanh nghiệp sản xuất phân bón chịu thêm nhiều sức ép và hoàn toàn không có tác dụng khuyến khích đầu tư công nghệ mới trong sản xuất, có nguy cơ đẩy ngành sản xuất phân bón Việt Nam “đi thụt lùi”, ngược xu thế.

Nói về bất cập của quy định trên, Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, Luật Thuế GTGT hiện hành quy định phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Với quy định này, doanh nghiệp phân bón sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước không được hoàn thuế GTGT đầu vào, mà phải hạch toán vào chi phí sản xuất, dẫn đến chi phí sản xuất tăng, giá thành sản phẩm tăng theo và lợi nhuận giảm, bất lợi trong cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu cùng loại, vì thực tế hầu hết các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đều sử dụng nguyên vật liệu đầu vào với mức thuế suất thuế GTGT là 10%, chi phí này chiếm khoảng 50% giá vốn hàng bán, nên khi không được khấu trừ sẽ hạch toán vào chi phí và đẩy giá thành tăng là điều tất yếu.

Trên thực tế cũng cho thấy, chỉ những doanh nghiệp nhập khẩu phân bón hoặc những đơn vị sản xuất NPK chuyên dùng nguyên liệu nhập khẩu mới được hưởng lợi do không chịu thuế GTGT. Như vậy, việc miễn thuế GTGT đối với sản phẩm phân bón vô hình trung đã tạo ra bất lợi cho cả doanh nghiệp và nông dân, đặc biệt là nông dân phải mua với giá cao, không đúng như mong muốn của Quốc hội và Chính phủ. Vì vậy, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nông dân, việc chuyển phân bón sang diện chịu thuế GTGT là cần thiết.

Đã đến lúc không thể không sửa đổi Luật 71Đã đến lúc không thể không sửa đổi Luật 71
Cần sửa đổi Luật Thuế GTGT để giải quyết các bất cập trong thực tiễnCần sửa đổi Luật Thuế GTGT để giải quyết các bất cập trong thực tiễn
[P-Magazine] Cấp thiết đưa thuế GTGT phân bón về mức 5%[P-Magazine] Cấp thiết đưa thuế GTGT phân bón về mức 5%

Huy Tùng

vietinbank
thaco