Dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất của châu Âu đã đi qua
![]() |
![]() |
![]() |
Trạm nén của đường ống khí đốt tự nhiên Baltic Pipe mới vào ngày hoạt động chính thức vào ngày 27 tháng 9 năm 2022, gần Goleniow, Ba Lan |
Vào năm 2022, các nước thuộc Liên minh Châu Âu đặt mục tiêu tự nguyện cắt giảm 15% mức tiêu thụ khí đốt trong những tháng mùa đông - một trong nhiều biện pháp khẩn cấp được thông qua sau khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt sang châu Âu, gây ra cuộc khủng hoảng nguồn cung thắt chặt và giá khí đốt cao kỷ lục.
Hôm thứ Ba 26/2, Ủy ban Châu Âu khuyến nghị các nước giảm sử dụng khí đốt 15%. Tuy nhiên việc cắt giảm 15% khí đốt này có thể bị bắt buộc nếu xảy ra khủng hoảng nguồn cung.
Các nhà ngoại giao EU cho biết một số quốc gia coi chính sách này không còn cần thiết vì đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đã qua, và các nước châu Âu đã liên tục cắt giảm nhu cầu khí đốt kể từ khi xay ra cuộc xung đột ở Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cho biết hầu như mọi người không hoàn toàn phản đối khuyến nghị này, và các Bộ trưởng Năng lượng của các nước EU có thể sẽ chấp nhận khuyến nghị đó tại cuộc họp vào tháng tới.
Ủy ban cho biết tình hình cung cấp năng lượng của châu Âu đã được cải thiện đáng kể, khi các nước đã thay thế nguồn cung cấp của Nga bằng năng lượng tái tạo và khí đốt từ các nhà cung cấp khác.
Tuy nhiên, thị trường khí đốt toàn cầu thắt chặt và mục tiêu của EU nhằm loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch của Nga, điều đó đồng nghĩa với việc cần phải tiếp tục tiết kiệm năng lượng.
Giá khí đốt ở châu Âu trong tháng này đã giảm xuống mức thấp nhất gần ba năm. Dữ liệu của Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu cho thấy các nước EU khiến người ta ngạc nhiên vì các hầm chứa khí đốt đầy bất thường từ mùa đông này - khoảng 64% công suất.
Ủy ban Châu Âu cho biết, việc sử dụng khí đốt của các nước EU đã giảm 18% trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2022, khi giá khí đốt đạt mức cao nhất mọi thời đại cho đến tháng 12 năm 2023, ở mức bình thường.
Simone Tagliapietra, thành viên cấp cao tại tổ chức nghiên cứu Bruegel, cho biết: “Việc giảm nhu cầu khí đốt tất nhiên không phải chỉ do bản thân mục tiêu trên mà còn do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác tác động”.
Ông nói thêm, các yếu tố đã hạn chế việc sử dụng khí đốt của châu Âu bao gồm: giảm hoạt động công nghiệp, nhiệt độ mùa đông ôn hòa và tăng sản lượng từ năng lượng tái tạo.
Yến Anh
Reuters
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh