CIP chuẩn bị xây dựng hệ thống pin lưu trữ năng lượng quy mô lớn đầu tiên tại Chile
Đây sẽ là một trong những dự án BESS độc lập quy mô lớn đầu tiên tại Chile đi vào vận hành thương mại. Quá trình xây dựng sẽ bắt đầu vào quý I năm 2025 với kỳ vọng cung cấp điện sớm nhất vào quý I năm 2026.
Một dự án điện mặt trời do CIP phát triển. |
Dự án Arena nằm tại vị trí chiến lược trong một khu vực có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào hàng đầu thế giới, gần cơ sở hạ tầng truyền tải hiện có và các cụm công nghiệp có nhu cầu tiêu thụ năng lượng cao. Với công suất lưu trữ 1.100 MWh, hệ thống sẽ chuyển năng lượng mặt trời dư thừa được tạo ra vào ban ngày để cung cấp vào ban đêm, do đó giảm nhu cầu sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch trong thời gian cao điểm. Dự án Arena sẽ giúp giảm khí thải CO2 và cho phép tích hợp thêm các dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn vào hệ thống lưới điện của Chile.
Thành viên HĐQT của CIP Ole Kjems Sørensen cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi đạt được cột mốc quan trọng trong việc triển khai dự án lưu trữ năng lượng đầu tiên của CIP tại Chile, đây sẽ là một trong những dự án lớn nhất trong khu vực. Dự án thể hiện chiến lược đầu tư dài hạn của chúng tôi tại khu vực Mỹ Latinh, chứng minh cách tiếp cận hiệu quả của CIP trong việc xác định nhu cầu thị trường, triển khai dự án quy mô lớn trong khuôn khổ hợp đồng vững chắc, đồng thời đảm bảo lợi nhuận điều chỉnh rủi ro hấp dẫn cho các nhà đầu tư của chúng tôi”.
Tại Việt Nam, CIP gia nhập thị trường từ đầu năm 2019 và hiện đang tham gia phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn với tổng công suất 3,5GW tại ngoài khơi tỉnh Bình Thuận và một số dự án điện gió ngoài khơi đang trong giai đoạn phát triển ban đầu khác có tổng công suất trên 10GW.
Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) được thành lập vào năm 2012, hiện là nhà đầu tư tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo lớn nhất trên thế giới, đồng thời là một trong những nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới. Cụ thể, CIP đầu tư phát triển các dự án điện gió ngoài khơi, điện gió trên bờ, điện mặt trời, điện sinh khối, điện rác, truyền tải và phân phối nguồn điện, nguồn điện dự trữ, điện tích năng, điện nhiên liệu sinh học tiên tiến và công nghệ chuyển đổi điện năng thành các nguồn nhiên liệu khác - “Power-to-X” (Amoniac, Hydro xanh...). CIP hiện đang quản lý 12 quỹ đầu tư vào năng lượng tái tạo với tổng vốn huy động khoảng 30 tỷ USD. CIP đã đầu tư và phát triển danh mục dự án năng lượng tái tạo dẫn đầu thị trường với tổng công suất khoảng 120GW tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, gần một nửa danh mục dự án cho CIP phát triển (tương ứng khoảng 60GW) là điện gió ngoài khơi. |
PV
- TS. Ngô Đức Lâm: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho điện gió ngoài khơi
- Điện gió tăng trưởng chậm "kìm hãm" mục tiêu năng lượng toàn cầu?
- 17 doanh nghiệp Anh trong chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi tìm cơ hội hợp tác ở Việt Nam
- Nghệ An xác định khu đất 210 ha cho dự án Nhà máy điện khí LNG Quỳnh Lập
- Nếu đất khỏe, con người sẽ khỏe, thế hệ sau sẽ khỏe
- Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
- Vietnam Water Week 2024: Phát triển ngành nước Việt Nam an ninh, an toàn, hiệu quả và hội nhập
- Chiến dịch bảo vệ rừng của châu Âu gặp trở ngại gì?
- Phát triển vật liệu xanh: Giải pháp bền vững cho một tương lai xanh
- Doanh nghiệp sản xuất cần biến thách thức từ bất ổn năng lượng thành cơ hội