Chuyển động Năng lượng bền vững tuần qua: Anh chọn địa điểm cho nhà máy năng lượng nhiệt hạch

06:10 | 10/10/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Ai Cập tăng tốc chuyển dịch năng lượng; Italy công bố các biện pháp mới tiết kiệm năng lượng; Ukraine tính dùng rác thải sản xuất nhiên liệu sưởi ấm thay khí đốt… là một số tin tức đáng chú ý.
Chuyển động Năng lượng bền vững tuần qua: Hơn 20 quốc gia nhất trí tăng sản lượng hydro vào năm 2030Chuyển động Năng lượng bền vững tuần qua: Hơn 20 quốc gia nhất trí tăng sản lượng hydro vào năm 2030
Chuyển động Năng lượng bền vững tuần qua: Anh chọn địa điểm cho nhà máy năng lượng nhiệt hạch

Anh chọn địa điểm cho nhà máy năng lượng nhiệt hạch

Chính phủ Anh đã chọn vị trí cho một nhà máy năng lượng nhiệt hạch nguyên mẫu. Bộ trưởng Năng lượng Anh Jacob Rees-Mogg mô tả công nghệ này là “một hy vọng lớn”.

Chính phủ Anh cho biết sẽ cung cấp 220 triệu bảng Anh (249,6 triệu USD) cho giai đoạn đầu tiên của dự án STEP, trong đó Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Anh sẽ thiết kế ý tưởng vào năm 2024.

Năng lượng nhiệt hạch được coi là một hy vọng lớn, “là một con át chủ bài”, “cung cấp tiềm năng vô cùng to lớn để sản xuất điện sạch, hứa hẹn một tương lai của năng lượng vô tận có thể tách chúng ta ra khỏi hydrocacbon và khiến chúng ta thực sự tự cung tự cấp và an toàn”.

Bên cạnh đó cũng tồn tại những thách thức lớn. DOE cho biết phản ứng nhiệt hạch "khó duy trì trong thời gian dài" do "áp suất và nhiệt độ cực lớn cần thiết để liên kết các hạt nhân lại với nhau".

Vài năm qua đã có ​​một số phát triển đáng kể trong lĩnh vực năng lượng nhiệt hạch. Ngày 21/12/2021, các kỹ sư và nhà khoa học của tập đoàn Eurofusion đã có thể tạo ra 59 megajoules nhiệt năng từ phản ứng tổng hợp trong khoảng thời gian 5 giây.

Nhà máy năng lượng mặt trời đầu tiên của Equinor ở Ba Lan sẵn sàng đi vào hoạt động

Nhà máy năng lượng mặt trời Stępień công suất 58 MW ở Ba Lan đã sẵn sàng đi vào hoạt động. Stępień sẽ được vận hành bởi Wento - công ty dẫn đầu thị trường năng lượng tái tạo của Ba Lan đã được Equinor mua lại.

Năm 2021, Equinor đã mua lại Wento - công ty dẫn đầu thị trường năng lượng tái tạo của Ba Lan với giá 109 triệu GBP (bảng Anh) và các đường ống dẫn của nhứng dự án năng lượng mặt trời trên khắp Ba Lan. Chưa đầy 2 năm sau khi mua lại, nhà máy năng lượng mặt trời đầu tiên của Equinor ở Ba Lan đã sẵn sàng để đi vào hoạt động.

Stępień là một trong những nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất ở Ba Lan cho đến nay với hơn 100.000 tấm pin mặt trời trên diện tích khoảng 65 ha.

Nhà máy dự kiến sẽ sản xuất khoảng 61 GWh điện mỗi năm, tương đương với mức tiêu thụ điện của 31.000 hộ gia đình ở Ba Lan.

Dự án góp phần xây dựng cho kiến ​​thức và kỹ năng về phát triển năng lượng mặt trời trong ngành công nghiệp của Ba Lan.

Equinor có kế hoạch đưa điện từ nhà máy năng lượng mặt trời ra thị trường thông qua hợp đồng mua bán điện (PPA), từ đó đảm bảo doanh thu có thể dự đoán trước và hoàn vốn đầu tư cho nhà máy.

Ai Cập tăng tốc chuyển dịch năng lượng

Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2022 (COP27), Ai Cập đã ký một số biên bản ghi nhớ để phát triển năng lượng tái tạo. Trong quá trình chuyển dịch năng lượng, Ai Cập đặc biệt mong muốn phát triển năng lượng khí hydro và năng lượng mặt trời tái tạo.

Hiện nay, cơ cấu năng lượng của Ai Cập đang dần có biểu hiện chuyển dịch. Tuy nhiên, Ai Cập vẫn còn phụ thuộc nhiều vào dầu khí để sản xuất năng lượng.

Hydro tái tạo là một cơ hội cho Ai Cập giảm lượng khí thải CO2. Thực tế, hydro được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất phân bón, amoniac và metanol. Tuy nhiên, loại hydro được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch giải phóng một lượng carbon rất lớn. Còn hydro tái tạo được sản xuất thông qua quá trình điện phân nước, có ưu điểm là bền vững hơn và không phát thải CO2.

Hiện tại, sản xuất hydro tái tạo có chi phí cao hơn so với hydro sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch. Trên thực tế, giá cả hydro phụ thuộc vào hai yếu tố: Giá năng lượng tái tạo và giá thành của thiết bị điện phân. Tuy nhiên, dự kiến các chi phí này sẽ giảm trong những năm tới.

Ngoài hydro tái tạo, Chính phủ Ai Cập cũng mong muốn phát triển điện mặt trời để hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng toàn quốc. Đó là một tham vọng không hề nhỏ của một quốc gia có tiềm năng phát triển điện mặt trời mạnh mẽ.

Italy công bố các biện pháp mới tiết kiệm năng lượng

Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái Italy Roberto Cingolani ngày 7/10 đã ký nghị định mới về tiết kiệm năng lượng, đưa ra các giới hạn về nhiệt độ và thời gian cho việc sưởi ấm bằng khí đốt trong mùa đông tới để giúp đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng.

Theo Kế hoạch Giảm tiêu thụ khí đốt tự nhiên, trong mùa đông tới, hệ thống sưởi của nhiều tòa nhà, cả của nhà nước và tư nhân, sẽ giảm nhiệt độ cao nhất thêm 1 độ C, xuống còn 18 độ C đối với doanh nghiệp và 19 độ C đối với nhà dân. Thời gian bật hệ thống sưởi cũng bị giảm 1 giờ mỗi ngày và 15 ngày trong mùa đông, cụ thể là bật muộn 8 ngày và tắt sớm 7 ngày.

Nghị định cũng quy định một số ngoại lệ, bao gồm các đối tượng không phải thực hiện kế hoạch này như khu nghỉ dưỡng sức khỏe, nhà trẻ mẫu giáo, hồ bơi… cũng như các tòa nhà được trang bị hệ thống sưởi chủ yếu sử dụng năng lượng tái tạo. Theo một nghiên cứu của Cơ quan Quản lý năng lượng quốc gia (ENEA), những hạn chế mới có thể cho phép Italy tiết kiệm tới 2,7 tỉ m3 khí đốt trong mùa đông tới.

Ukraine tính dùng rác thải sản xuất nhiên liệu sưởi ấm thay khí đốt

Giám đốc điều hành Tập đoàn năng lượng quốc gia Naftogaz của Ukraine ngày 2/10 nói nước này có thể chuyển sang sử dụng nhiên liệu từ rác thải và sinh khối để sưởi ấm các gia đình từ đầu năm 2023.

Ông Vitrenko cho biết Naftogaz có kế hoạch xây dựng 3 nhà máy nhiệt điện kết hợp chạy bằng các loại nhiên liệu này ở thành phố Zhytomyr, thủ phủ của tỉnh cùng tên miền tây Ukraine. Theo quan chức này, việc triển khai các dự án này hiện có lợi hơn là mua khí đốt.

Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định khó có khả năng kế hoạch do ông Vitrenko phác thảo sẽ thành công. Cựu phát ngôn viên Tập đoàn Naftogaz - ông Maksim Beliavsky gần đây cảnh báo việc chuyển đổi quy mô lớn hệ thống điện của Ukraine sang nhiên liệu sinh khối là phi thực tế, vì cần đầu tư tới 100 triệu USD để sản xuất 1 triệu mét khối năng lượng sinh khối mỗi năm.

G.Minh (t/h)

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/