Các nước châu Âu và Azerbaijan cùng nhau vẽ lại bản đồ hậu cần quốc tế
![]() |
![]() |
![]() |
Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về thỏa thuận vận chuyển khí đốt. |
Các bộ trưởng từ 5 quốc gia đã ký Biên bản ghi nhớ giữa Bulgartransgaz, Transgaz, FGSZ, Eurstream và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Azerbaijan (SOCAR) như một phần của Sáng kiến Vòng tròn đoàn kết (Solidarity Ring initiative) nhằm thúc đẩy hợp tác năng lượng trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine.
Tại buổi lễ ký kết ở thủ đô Sofia của Bulgaria, Tổng thống Azerbaijan, Ilham Aliyev, đã gọi thỏa thuận giữa các quốc gia châu Âu và SOCAR là "một bước đi rất kịp thời" và sẽ mang lại nguồn cung cấp khí đốt lớn hơn và an toàn hơn cho nhiều quốc gia khác ở châu Âu.
Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) đang cố gắng đa dạng hóa các nguồn năng lượng để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. EU đã ký một biên bản ghi nhớ với Azerbaijan vào tháng 7 để tăng gấp đôi lượng khí đốt nhập khẩu của Azeri lên 20 tỷ mét khối mỗi năm vào năm 2027.
"Cuộc chiến ở Ukraine đã khiến chúng tôi tìm kiếm những khía cạnh mới của khái niệm láng giềng tốt, hỗ trợ lẫn nhau và đoàn kết. Nó đã thôi thúc chúng tôi tìm kiếm các giải pháp hiệu quả hoàn toàn mới, các tuyến đường mới và phương thức cung cấp mới để vẽ lại bản đồ hậu cần quốc tế", Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nói.
Thỏa thuận được đưa ra cùng ngày khi EU ra mắt cơ sở mua khí đốt chung, AggregateEU, và kêu gọi các công ty châu Âu đăng ký nhu cầu mua khí đốt của họ để chuẩn bị bắt đầu bơm khí đốt vào các địa điểm lưu trữ cho mùa đông tới.
Bulgari được liên kết với Hành lang Khí đốt phía Nam, một dự án đường ống dẫn lấy khí đốt tự nhiên từ Azerbaijan đến Ý, thông qua một đầu nối liên kết với Hy Lạp. Đầu nối cho phép vận chuyển 1 tỷ mét khối khí Caspian tới Bulgaria, đáp ứng gần 1/3 nhu cầu của đất nước và có khả năng tăng khối lượng lên tới 5 tỷ mét khối mỗi năm.
Đỗ Khánh
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh