Các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu đều tăng trong phiên 23/9

10:34 | 24/09/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/9, hầu hết giá các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên sở CBOT đều tăng lên.
Các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu giảm nhẹ trong phiên 8/9Các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu giảm nhẹ trong phiên 8/9
Ngũ cốc đồng loạt giảm giá trong phiên 31/8Ngũ cốc đồng loạt giảm giá trong phiên 31/8
Lúa mì quay đầu giảm mạnh, tạo áp lực lên giá các mặt hàng ngũ cốcLúa mì quay đầu giảm mạnh, tạo áp lực lên giá các mặt hàng ngũ cốc
Các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu đều tăng trong phiên 23/9
Ảnh minh họa.https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Giá đậu tương chỉ tăng nhẹ nhưng diễn biến giật xuống vào đầu phiên tối và nhanh chóng hồi phục lại đáng chú ý. Số liệu bán hàng đậu tương giảm xuống trong báo cáo Export Sales đã tạo áp lực lên giá vào thời điểm công bố. Tuy nhiên, các vấn đề về thời tiết khô hạn và vận chuyển phân bón bị trì hoãn ở Brazil đã đẩy giá tăng trở lại.

Dầu đậu tương cũng tăng mạnh nhờ ảnh hưởng tích cực từ thị trường dầu thô. Trong khi đó, khô đậu tương vẫn duy trì khoảng giao dịch đi ngang 339 - 343 trong khi chưa có thông tin cơ bản mới ảnh hưởng trực tiếp tới giá.

Giá ngô tiếp tục duy trì được đà tăng và đóng cửa ở mức cao nhất tuần. Bán hàng ngô 21/22 của Mỹ tuần vừa qua đã hồi phục nhẹ trong khi giao hàng tăng mạnh đã giúp giá tăng trở lại tại vùng hỗ trợ 520.

Lúa mì là mặt hàng có mức tăng mạnh nhất trong nhóm nông sản. Lo ngại về vấn đề nguồn cung trên toàn cầu và sự suy yếu của đồng USD là yếu tố chính hỗ trợ đà tăng cho mặt hàng này. 38% diện tích gieo trồng lúa mì đang nằm trong vùng khô hạn, tăng từ mức 33% trong báo cáo trước. Hạn hán nghiêm trọng cản trở hoạt động gieo trồng lúa mì là thông tin đã hỗ trợ đà tăng cho giá lúa mì.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Đức Huy

Tin: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (Mxv)

vietinbank
ajinomoto